Hiện một số khu vực ở châu Âu đã chủ động thiết kế các chương trình thúc đẩy các mục tiêu bền vững. Ảnh: T.L

 
Tuệ Anh Thứ Sáu | 24/03/2023 19:00

Châu Âu muốn thu hẹp công nghiệp chăn nuôi để giảm phát thải

Ở EU, hơn 10% khí nhà kính liên quan đến thực phẩm, trong đó phần lớn (gần 70%) có thể là do chăn nuôi.

Liên minh Protein xanh (GPA) vừa đưa ra chiến lược đa hướng, được gọi là “Cùng nhau dựa trên thực vật”, như một chương trình thí điểm tại thị trấn Altena của Hà Lan. Tại đây, các đại sứ làm việc với các siêu thị, trường học và nhà hàng để khuyến khích người dân địa phương lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường xuyên hơn. Mục đích là chuyển dân số của thị trấn sang tỷ lệ 50%-50% dùng protein từ thực vật và động vật trong chế độ ăn của họ vào năm 2025, thay vì hơn 70% protein động vật như hiện nay.

Hay như công ty gia đình Schouten đã và đang nỗ lực tạo ra những sản phẩm mới chú trọng đến tính bền vững. Công ty này gần đây đã hợp tác với Công ty Grassa của Hà Lan để phát triển protein thực vật từ cỏ, loại bỏ khâu trung gian chăn nuôi bò sản xuất thịt.

 ngành công nghiệp thịt và sữa chiếm 14,5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.
Ngành công nghiệp thịt và sữa chiếm 14,5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Ảnh: Glenkeenfarm

Đức cũng đang hoàn thiện Chiến lược Protein quốc gia vào cuối năm nay. Chính phủ đang nắm bắt nhu cầu giảm tiêu thụ thịt và tập trung vào protein từ thực vật như một cách để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2045. Theo Chính phủ Đức, việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống thực phẩm sang chế độ ăn dựa trên thực vật là điều chỉnh quan trọng nhất trong lĩnh vực dinh dưỡng để đạt được các mục tiêu về khí hậu mà chính phủ đã ban hành.

Pháp đã công bố mục tiêu giảm quy mô đàn gia súc thông qua Chiến lược quốc gia về nông nghiệp ít carbon được công bố vào tháng 6/2021, với mục tiêu giảm 13% quy mô đàn gia súc vào năm 2030. Xu hướng này đang gia tăng ở các trang trại chăn nuôi, vì tổng số bò đang cho con bú và bò sữa đã giảm 8% từ năm 2000 đến năm 2019. EU cũng đã thông qua quyết định cho phép buôn bán những loài côn trùng cho con người ở dạng bột và các dạng khô khác. Côn trùng giàu protein cần ít đất và nước hơn đáng kể so với thịt trong chăn nuôi.

ượng khí thải carbon dioxide (CO2) liên quan đến thực phẩm có thể giảm 70% (tương đương 9,6 tỉ tấn) nếu dân số EU hiện tại ăn thịt chuyển sang ăn chay trường.
Lượng khí thải CO2 liên quan đến thực phẩm có thể giảm 70% nếu dân số EU hiện tại ăn thịt chuyển sang ăn chay trường. Ảnh: Euro Pool System

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một hệ thống thực phẩm phụ thuộc vào công nghiệp chăn nuôi là không bền vững, trong khi việc chuyển sang hệ thống thực phẩm dựa trên thực vật thường đi kèm với những lợi ích lớn về môi trường. Ví dụ, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) liên quan đến thực phẩm có thể giảm 70% (tương đương 9,6 tỉ tấn) nếu dân số EU hiện tại ăn thịt chuyển sang ăn chay trường. Ở EU, hơn 10% khí nhà kính liên quan đến thực phẩm, trong đó phần lớn (gần 70%) có thể là do chăn nuôi. Hiện một số khu vực ở châu Âu đã chủ động thiết kế các chương trình thúc đẩy các mục tiêu bền vững.

Theo đó, 286 tổ chức phi chính phủ (NGO - với đa số là các tổ chức bảo vệ môi trường) đã gửi thư ngỏ tới Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, EU phải tạo ra một kế hoạch cho các quốc gia thành viên chuyển đổi sang một hệ thống thực phẩm bền vững hơn. Dự kiến vào mùa thu năm nay, EU sẽ ra luật dựa trên Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn (FFS), một thành phần chính của Thỏa thuận xanh châu Âu, xoay quanh 4 trụ cột: sản xuất lương thực bền vững; chế biến và phân phối thực phẩm bền vững; tiêu dùng thực phẩm bền vững; và ngăn ngừa thất thoát và lãng phí thực phẩm. Bức thư thừa nhận rằng, quá trình chuyển đổi này sẽ gây ra những thách thức riêng và có thể tạo ra một số phản kháng, nhưng EU và phần còn lại của thế giới không thể gánh chịu “cái giá phải trả nếu không hành động”.

Có thể bạn quan tâm:

Doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất đầu tư dự án điện gió "khủng" tại Cần Giờ