Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, bao trùm trong mây mù. Nhiều nhà sản xuất Hàn Quốc đã phải vật lộn để chuyển khỏi nhiên liệu hóa thạch do phụ thuộc quá nhiều vào than đá. Ảnh: Bloomberg.
Các nhà quản lý quỹ Hàn Quốc tìm cách "cắt đứt quan hệ" với than
Theo Financial Times, các nhà quản lý tài sản lớn nhất của Hàn Quốc dự kiến lùi lại việc cấp vốn cho ngành than nước này. Đây là một "chiến thắng" cho các nhà đầu tư toàn cầu và các nhóm hoạt động đã thúc đẩy các công ty địa phương từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Một công nhân chất những viên than lên xe tải tại một nhà máy ở Hwaseong, phía Nam Seoul. Ảnh: EPA. |
10 công ty, bao gồm Hanwha, KB Asset Management và Shinhan BNP Paribas, sẽ không đầu tư vào nhà máy Samcheok Blue Power trị giá 4,9 tỉ won (4,5 tỉ USD) ở tỉnh Gangwon. Dự án này được kỳ vọng là dự án điện than mới cuối cùng được xây dựng tại quốc gia châu Á này.
Cam kết này được đưa ra sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố rằng, Hàn Quốc sẽ đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050. Theo đó, nước này sẽ chi 8.000 tỉ won cho các sáng kiến tăng trưởng thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch vì họ phụ thuộc quá nhiều vào than đá.
Người biểu tình Greenpeace ở Seoul. Nhóm chiến dịch cho biết có một “khoảng cách rất lớn giữa những gì Thỏa thuận mới Xanh nên là và những gì đã được công bố”. Ảnh: EPA. |
Chiến dịch Korea Beyond Coal, một mạng lưới các nhóm công dân và môi trường đã khảo sát 30 nhà quản lý tài sản lớn nhất của Hàn Quốc về việc liệu họ có kế hoạch mua trái phiếu được phát hành để tài trợ cho việc xây dựng nhà máy. Kết quả là 10 công ty quản lý khoảng 180 tỉ USD trái phiếu quyết định không đầu tư vào các dự án than.
Nhà quản lý quỹ lớn nhất của Hàn Quốc Samsung Asset Management đã từ chối đảm nhận vị trí của dự án Samcheok Blue Power. Quyết định này xảy ra vào tháng trước khi Samsung cam kết các đơn vị tài chính của họ ngừng đầu tư vào các dự án than mới, bao gồm cả thông qua trái phiếu và bảo lãnh phát hành bảo hiểm.
Tuyên bố của 10 công ty quỹ, quản lý gần 70% thị trường trái phiếu trị giá 330.000 tỉ won của Hàn Quốc, có thể làm suy yếu nguồn tài chính của Samcheok Blue Power.
Các tập đoàn công nghiệp Posco E&C và Doosan Heavy Industries & Construction đã bắt đầu xây dựng nhà máy vào năm ngoái. Nhưng họ vẫn cần khoảng 730 triệu USD để hoàn thành việc xây dựng. Những tập đoàn này có kế hoạch tăng mức thiếu hụt bằng cách phát hành trái phiếu trong 3 năm tới.
Ước tính Samcheok Blue Power sẽ thải ra khoảng 390 triệu tấn khí nhà kính trong suốt thời gian hoạt động của nó, giả sử dự án này hoàn thành vào năm 2024 và có tuổi thọ 30 năm. Chỉ điều đó thôi cũng có thể hủy bỏ kế hoạch Thỏa thuận Mới Xanh của Seoul, nhằm giảm 12,3 triệu tấn khí nhà kính vào năm 2025.
Giám đốc chiến dịch Park Jee-hye của Korea Beyond Coal cho biết: “Một khi nhà máy bắt đầu hoạt động, những nỗ lực giảm thiểu này sẽ trở nên lãng phí. Các hoạt động đã kêu gọi hủy bỏ dự án với lý do rủi ro tài chính và môi trường đáng kể. Điện mặt trời sẽ trở nên rẻ hơn than ở Hàn Quốc vào đầu năm tới.
Tài chính than vẫn là một vấn đề gây tranh cãi tại Hàn Quốc. Các công ty tài chính đã đầu tư 55 tỉ USD vào các dự án nhiệt điện than kể từ năm 2009, bao gồm 23 tỉ USD thông qua trái phiếu doanh nghiệp.
Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới, là nước phát thải carbon lớn thứ 7. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nước này chỉ sản xuất 5% điện năng từ năng lượng tái tạo, tỉ lệ thấp nhất so với bất kỳ quốc gia nào thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
Có thể bạn quan tâm:
► Nhật giảm thuế 10% cho các công ty đầu tư vào công nghệ xanh