Xuất nhập khẩu tháng 4 bắt đầu đi xuống
Nếu quý I.2020 chưa bị ảnh hưởng từ COVID-19 thì đến giữa tháng 4, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã bắt đầu “thấm đòn”.
Xuất nhập khẩu quý I vẫn thặng dư
Theo số liệu sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa đầu tháng 4, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 17,8 tỉ USD, giảm 28,3% (khoảng 7 tỉ USD) so với nửa cuối tháng 3 và giảm 11,8% (gần 2,4 tỉ USD) so với cùng kỳ năm 2019. Thâm hụt thương mại trng 15 ngày đầu tháng 4 là 1,28 tỉ USD, mức lớn nhất kể từ đầu năm, trong khi 3 tháng đầu năm xuất nhập khẩu vẫn thặng dư.
Như vậy, COVID-19 đã bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu từ quý II khi Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới thực hiện giãn cách xã hội. Trước đó, nhóm chuyên gia thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng dự báo giá trị xuất khẩu của Việt Nam ước giảm 25% trong cả quý II.
Về xuất khẩu so với kỳ 2 của tháng 3, giá trị nhóm hàng điện thoại và linh kiện giảm mạnh nhất gần 1,4 tỉ USD (giảm 52,1%), tiếp theo là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 669 triệu USD (giảm 31,6%), hàng dệt may giảm 416 triệu USD (giảm 36%). Các nhóm gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải; gỗ và máy móc, thiết bị, dụng cụ cũng chứng kiến mức giảm từ 176 triệu đến 389 triệu USD.
Xuất khẩu thuỷ sản đang gặp khó khăn vì dịch bệnh. |
Tính chung giá trị xuất khẩu hàng hóa trong 15 ngày đầu tháng 4 đạt 8,26 tỉ USD, giảm 36,6% (tương đương 4,72 tỉ USD) so với nửa cuối tháng 3 và giảm gần 1,5 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giảm xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI chiếm đến gần 71% với mức giảm 3,35 tỉ USD.
Giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 9,54 tỉ USD, giảm 19,5% (tương đương 2,31 tỉ USD) so với nửa cuối tháng 3. Nhóm hàng giảm mạnh nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 827 triệu USD (giảm 30,4%); điện thoại các loại và linh kiện giảm 167 triệu USD (giảm 27,8%), vải các loại giảm 122 triệu USD (giảm 19,6%).
Tuy nhiên, nếu từ đầu năm đến 15.4, Việt Nam vẫn thặng dư thương mại 2,46 tỉ USD. Tổng trị giá xuất khẩu của đạt 71,61 tỉ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2019, còn nhập khẩu đạt 69,15 tỉ USD, tăng 1,8%. Việt Nam vẫn xuất siêu quý I gần 4 tỉ USD
Xuất nhập khẩu quý I đạt 122,73 tỉ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ, với thặng dư thương mại gần 4 tỉ USD, chủ yếu từ khu vực FDI.
Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu sơ bộ về xuất nhập khẩu trong tháng 3. Tổng kim ngạch cả nước đạt 46,28 tỉ USD, tăng 17,4% so với tháng 2, trong đó xuất khẩu hơn 24 tỉ USD, tăng 15,7%, còn nhập khẩu đạt hơn 22 tỉ USD, tăng 19,2%.
Tính chung quý I, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 122,73 tỉ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa cũng thặng dư gần 2 tỉ USD trong tháng 3, đưa mức thặng dư thương mại trong quý I lên 3,74 tỉ USD.So với số liệu ước tính được Tổng cục Thống kê công bố cuối quý I, số liệu mới công bố của Tổng cục Hải quan cao hơn 7,3 tỉ USD về kim ngạch xuất nhập khẩu và gần 1 tỉ USD về thặng dư thương mại.
Khối ngoại vẫn là chủ lực xuất khẩu trong quý I.2020
Tuy nhiên, con số tăng trưởng cao với thặng dư lớn không phản ánh sự đồng đều giữa các khu vực của nền kinh tế. Thặng dư thương mại trong quý I, thực tế, chủ yếu nhờ hoạt động của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Theo Tổng cục Hải quan, tổng xuất nhập khẩu của nhóm này trong quý I đạt hơn 77 tỉ USD, tăng 3,8% cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt 42,55 tỉ USD, còn nhập khẩu 34,82 tỉ USD. Thặng dư thương mại đạt 7,7 tỉ USD.Về các thị trường xuất nhập khẩu chính, trong quý I, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á chiếm tỉ trọng cao nhất (gần 65%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Giá trị xuất nhập khẩu với thị trường này đạt 79,52 tỉ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 31,47 tỉ USD, còn nhập khẩu hơn 48 tỉ USD.
Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam với châu Mĩ đạt 24,35 tỉ USD, tăng 18,3% cùng kỳ và là thị trường có tăng trưởng cao nhất trong 3 tháng đầu năm. Trong khi đó, hoạt động thương mại với thị trường châu Âu đạt 15,16 tỉ USD, giảm 2,8%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là điện thoại, máy vi tính, các thiết bị điện tử và linh kiện, giày dép, gỗ, thủy sản và sắt thép. Trong đó, điện thoại và linh kiện điện tử chủ yếu nằm trong nhóm doanh nghiệp FDI. Ngược lại, mặt hàng nhập khẩu chính là linh kiện điện tử, máy tính, nguyên phụ liệu cho dệt may, da giày.