Xuất khẩu tôm lợi thế vẫn thuộc về DN quy mô lớn, đầu ngành
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam 10 tháng đầu năm xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 1,86 tỷ USD,giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu tính theo tháng - tháng 10 là tháng có giá trịxuất khẩu cao nhất trong 5 tháng liên tiếp vừa qua, và tăng 12,1% so với tháng 9.
Xét về thị trường, tính bình quân 10 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm vào EU chiếm tỷ trọng lớn nhất27,4% đạt 508,16 triệu USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Hai thị trường còn lại là Mỹ vàNhật bản chiếm hơn 34% tỷ trọng lần lượt giảm 16,1% và 25,8% so với cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt383 triệu USD, và 259,8 triệu USD.
Nhưng, tính riêng tháng 10, kim ngạch xuất khẩu tôm vào Nhật Bản và Mỹ tăng mạnh so với thángtrước, lần lượt 17,1% và 23,3%.
Xét về mặt hàng tôm: 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 602 triệu USD,tăng 8,4%; tôm sú đạt 1,03 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với tôm thẻ chân trắng sau 1 quý giảm, tháng 10 giá trị xuất khẩu tôm chân trắng đã tăng trởlại với mức tăng 16,6% so với tháng 9.
Doanh nghiệp tôm đối mặt với diễn biến đầy bất lợi?
Số liệu thống kê từ 3 doanh nghiệp tôm niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh chothấy rất khó để đưa ra kết luận xu hướng chung của các yếu tố tác động đến lợi nhuận nhóm doanhnghiệp này. Bởi:
Doanh thu bán hàng trong quý III đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước cho cả 3 doanh nghiệp, trongđó FMC dẫn đầu về mức giảm, với 37,4% so với quý III/2011. Bình quân 9 tháng, chỉ có MPC vẫn duytrì được mức tăng trưởng doanh thu so với 9 tháng đầu năm 2011.
Xét về biên lợi nhuận gộp: quý III, biên lợi nhuận gộp của FMC đã cải thiện hơn so với năm trướccũng như những tháng trước đó, khi đạt 6,5% trong khi bình quân 9 tháng biên lợi nhuận gộp chỉ đạt5,2%.
MPC có biên lợi nhuận gộp quý III và 9 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước, và quý III thấphơn bình quân 9 tháng.
Lợi nhuận thuần: Nhìn chung các doanh nghiệp ngành tôm không đạt được biên lợi nhuận thuần cao nhưcác doanh nghiệp chế biến cá tra,basa; và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011.
Biên lợi nhuận gộp của 3 doanh nghiệp tôm chỉ đạt 0.6 -1,1% trong quý III và 1% - 1,7% trong 9tháng đầu năm (loại trừ FMC 9 tháng bị lỗ).
Theo FMC, diễn biến thực tế đầy bất lợi như các yếu tố đầu vào đều tăng trong khi giá tôm thế giớivẫn ở mức thấp. Mặt khác tỷ giá cũng là yếu tố bất lợi cho lĩnh vực chế biến hàng xuất khẩu.
Tình hình nuôi tôm cũng đầy thông tin không tốt, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại ngày càng trầmtrọng, nhiều nhà máy chế biến quay tìm nguồn nguyên liệu từ ngoài nước như: Thái Lan, Ấn Độ,Ecuador.
Hàng rào kỹ thuật ở thị trường Nhật Bản ngày càng khắt khe, mới đây chất bảo quản ethoxyquin -chống oxid hóa trong bột cá bị kiểm tra 100% đối với các lô tôm từ Việt Nam khiến việc tiêu thụthêm trở ngại.
Do tôm dịch bệnh kéo dài, một bộ phận người nuôi tôm lén sử dụng kháng sinh điều trị, khiến choviệc quản lý chất lượng tôm thêm khó khăn dù FMC đã tăng cường việc kiểm tra tôm nguyên liệu.
Nguồn CafeF