Việt Nam là nước xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Ảnh: AFP .
Xuất khẩu hàng dệt may đạt mức kỷ lục trong nửa đầu năm
Các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại, 22 tỉ USD, trong sáu tháng đầu năm 2022, tăng 23% so với một năm trước đó, trích lời Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Theo báo cáo, mặc dù hoạt động mua sắm một số nguyên vật liệu bị trì trệ do các đợt phong tỏa COVID kéo dài ở Thượng Hải, Trung Quốc, xuất khẩu vẫn tăng nhờ sự thúc đẩy từ nhiều Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, bao gồm cả với Liên minh châu Âu.
Việt Nam là nước xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Việc Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng kỷ lục.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chính các hiệp định thương mại quốc tế đã giúp ngành dệt may của Việt Nam tiến xa hơn trong vòng 5 năm qua.
Với sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 đang dần chậm lại, nhu cầu đối với các mặt hàng quần áo ở Mỹ và châu Âu, những thị trường xuất khẩu chính của các nhà sản xuất Việt Nam, tiếp tục tăng.
Nhiều chuyên gia cho biết, mặc dù hoạt động thu mua vải từ Trung Quốc bị đình trệ vì chính sách Zero COVID nghiêm ngặt của nước này, nhiều nhà sản xuất đã tranh thủ đảm bảo lượng hàng lưu kho và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến thu mua trong khâu sản xuất.
Xuất khẩu chỉ sợi được sử dụng để sản xuất quần áo cũng đang tăng lên và dự báo đạt tổng trị giá 3 tỉ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6, so với mức 5,6 tỉ USD vào năm 2021.
Giá nguyên vật liệu tăng cùng với việc Nga tấn công Ukraine đang làm các nhà sản xuất dệt may Việt Nam gặp không ít khó khăn, cùng với việc chi phí sản xuất gia tăng, các đơn đặt hàng từ Mỹ và châu Âu sẽ bị ảnh hưởng trong quý III và IV năm 2022.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng tiếp của các nhà sản xuất rời bỏ Trung Quốc. Do đó, sản xuất tại Việt Nam có thể tránh được chi phí phát sinh từ việc Mỹ áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng quần áo xuất khẩu từ Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm:
Alphabet chi hàng tỉ USD để xây dựng "đế chế" trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Nguồn Nikkei Asia