Triển lãm gỗ mỹ nghệ tại TP.HCM. Ảnh: Quý Hoà

 
Nguyễn Quốc Chủ Nhật | 25/09/2022 14:00

Xuất khẩu gỗ lên chiến lược mới "vượt đỉnh" 14 tỉ USD

Sụt giảm mạnh đơn hàng xuất khẩu, ngành gỗ đang đứng trước nhiều bài toán khó cho mục tiêu đạt 16 tỉ USD.

Tìm lại quỹ đạo tăng trưởng

Tám tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 11 tỷ USD mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, theo khảo sát từ Forest Trend 90% doanh nghiệp vẫn cho biết đang trong đà giảm đơn hàng, mức giảm trung bình là từ 30 đến 60%. Công suất các nhà máy, hầu hết chỉ duy trì được 40 – 50%.

Với những người làm nghề, việc doanh nghiệp nội thất rơi khỏi quỹ đạo tăng trưởng là điều khó chấp nhận. Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, năng lực sản xuất và các thế mạnh mà ngành gỗ có được vẫn đang còn. Nguyên nhân của đợt sụt giảm này, chủ yếu đến từ khách quan như căng thẳng chính trị, giá tiêu dùng tăng mạnh, lạm phát, chi phí logistics, nguyên liệu… vẫn đang ở mức cao.

 

Phụ thuộc lớn và thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, Châu Âu, tình hình hiện tại cũng chỉ ra điểm yếu của các doanh nghiệp trong ngành, là sự bị động. Theobộ trưởng, sở hữu năng lực sản xuất tốt, khả năng quản trị, nhân lực phù hợp và nguyên liệu bản địa, ngành nội thất Việt Nam chiếm lĩnh vị trí thứ 2 trên thế giới hoàn toàn xứng đáng. Chỉ đạo tại Hội nghị giao ban ngành gỗ quý III/2022, bộ trưởng cho rằng, chủ động công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và khách hàng mới chính là con đường đưa doanh nghiệp ngành gỗ ra khỏi khó khăn cục bộ hiện nay và tạo lập được các giá trị mới.

Không chỉ tìm kiếm thị trường, doanh nghiệp trong ngành còn phải tính toá đến việc trang bị các giá trị vô hình như thiết kế, thương hiệu, phân phối… để có thể tham gia các phân khúc cao hơn trong chuỗi cung ứng. Hiện, xét về tỉ suất lợi nhuận, so với các quốc gia xuất khẩu nội thất có vị trí thấp hơn, doanh nghiệp Việt Nam nhận được giá trị thặng dư khá thấp.

Thay đổi chiều sâu

“Chúng tôi đang phối hợp cùng các cơ quan ban ngành, triển khai những chương trình hỗ trợ doanh nghiệpđể trước mắt là đón đầu mùa đặt hàng năm 2023. Sau nữa, là thay đổi chiến lược kinh doanh để phù hợp với nhu cầu mới của thị trường thế giới”, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, chia sẻ.

Theo ông Khanh, muốn tham gia vào khung giá trị cao, doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư cho đội ngũ sáng tạo, đầu tư quảng bá, xây dựng thương hiệu và quan trọng hơn hết là chủ động tiếp cận với những khách hàng tiềm năng… Quan trọng hơn, là phải có không gian để trưng bày năng lực. Do vậy, công tác xúc tiến thương mại và công tác tiếp thị ngành thời gian tới sẽ được tổ chứ đồng bộ trong một thông điệp chung, cụ thể.

Trước mắt, HAWA sẽ phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM, Sở Du lịch TP.HCM triển khai sáng kiến về một Tuần lễ triển lãm công nghiệp nội thất, công nghiệp sáng tạo, dịch vụ du lịch 2023. Điểm nhấn cho tuần lễ xúc tiến thương mại này là HawaExpo, một hội chợ quy tụ toàn bộ các mắt xích trong hệ sinh thái ngành thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ diễn ra cuối tháng 2/2023.

Việt Nam đặt mục tiêu sẽ trở thành trung tâm cung ứng nội thất của thế giới và cán mốc xuất khẩu 20 tỉ USD. Ảnh: Quý Hoà
Việt Nam đặt mục tiêu sẽ trở thành trung tâm cung ứng nội thất của thế giới và cán mốc xuất khẩu 20 tỉ USD. Ảnh: Quý Hoà

Công tác tiếp thị, truyền thông để thu hút đối tác quốc tế đến với Việt Nam dịp này được đặc biệt chú trọng. Nhiều doanh nhân kỳ cựu, có kinh nghiệm trong việc tiếp cận đối tác, xây dựng hình ảnh tại các hội chợ quốc tế cũng đã tình nguyện tham gia sáng kiến này với vai trò cố vấn. Bà Đỗ Thị Kim Loan, Giám đốc Công ty ván sàn Sao Nam cho biết, để thu hút đối tác quốc tế, cần phải có chương trình chăm sóc, tạo được môi trường tiện nghi. 

Hàng chục ngàn khách quốc tế đến Việt Nam tham dự HawaExpo sẽ cần dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ tiện ích, các tour tham quan nhà máy, tham quan showroom, tham quan làng nghề… Ngành gỗ sẽ phải kết hợp với ngành du lịch để phát triển du lịch triển lãm (exhibitions tour). Đây là phân nhánh quan trọng trong MICE, loại hình dịch vụ mang về giá trị doanh thu cao gấp 6 lần loại hình du lịch thông thường nhưng chưa được chú trọng ở Việt Nam. Hợp tác với Sở du lịch TP.HCM chính là giải pháp để ngành gỗ thu hút đối tác, vừa tạo điều kiện cho dịch vụ du lịch có thêm ngoại tệ, phục hồi sau đại dịch.

Với kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp Châu Âu, ông Trần Lam Sơn, Giám đốc Thiên Minh Furniture cho rằng, ngành gỗ phải cho thấy được sự đa dạng của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như, khả năng đáp ứng những nhu cầu bên ngoài sản xuất từ phía khách hàng. Do vậy, HawaExpo không chỉ kêu gọi sự tham gia từ phía doanh nghiệp, mà còn dành không gian hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, các start-up cũng như không gian trưng bày thiết kế của đội ngũ sáng tạo trẻ. Theo ông Sơn, doanh nghiệp trong nước luôn cần có những hoạt động chia sẻ thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định mới cũng như kết nối rộng hơn trong chuỗi cung ứng để có được lợi thế cạnh tranh. Chuỗi hoạt động ngoài lề của HawaExpo sẽ hỗ trợ doanh nghiệpnhu cầu này.

Về mặt vĩ mô, các hoạt động nghiên cứu thống kê cũng sẽ phải thực hiện trong thời gian này để Hiệp hội có thể kịp thời tư vấn chiến lược cho các cơ quan quản lý, định hướng cho sự phát triển chung toàn ngành. “Sự đồng hành của công nghiệp sáng tạo, dịch vụ du lịchsẽ cho chế biến gỗ Việt Nam có thêm cơ hội để tăng tốc trong thời gian tới”, ông Khanh nhận xét.