Xuất khẩu đường chậm do Trung Quốc ép giá và cạnh tranh từ Thái Lan
Ông Long cho biết nguyên nhân là do xuất khẩu "mất cơ hội". Thời gian trước Tết Nguyên Đán, lực tiêu thụ đường Trung Quốc cao, nước này cũng mở thầu nhập khẩu lô khối lượng lớn. Tuy nhiên, thời điểm đó, các doanh nghiệp chưa có giấy phép xuất khẩu nên không tiến hành xuất khẩu sang thị trường này. Qua Tết, nhu cầu tiêu thụ dịu đi, khi doanh nghiệp có giấy phép của Bộ Công Thương thì thị trường không ổn định, dẫn tới tình trạng đường Việt Nam liên tục bị thương nhân Trung Quốc ép giá.
Đường Thái Lan giá thấp, tạo sức ép cạnh tranh cao với đường Việt Nam.
Ông Đỗ Xuân Hòa, phó Cục trưởng, cục chế biến thương mại nông lâm sản nghề muối, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, Thái Lan mỗi năm tiêu thụ 1 triệu tấn đường với chiến lược xuất khẩu lâu đời, duy trì 3 loại quota khác nhau. Chính phủ nước này khuyến khích xuất khẩu nên có mức thuế hỗ trợ doanh nghiệp, giải quyết tồn dư để không ách tắc. Giá xuất khẩu Thái Lan có lúc còn thấp hơn giá nội địa.
Tuy nhiên, Hiệp hội Mía đường vẫn khẳng định chất lượng đường Việt Nam đáp ứng đủ tiêu chuẩn thế giới, không thua kém đường Thái Lan. Ông Đỗ Thành Liêm, phó chủ tịch Hiệp hội cho biết thêm giá nguyên liệu đầu vào của Thái Lan thấp hơn, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm. Thái Lan thu mua nguyên liệu với giá 30 USD/tấn mía, trong khi Việt Nam duy trì thu mua mía từ bà con nông dân ở mức 1 triệu đến 1,1 triệu đồng/tấn.
Hiệp hội mía đường đang đề xuất gia hạn xuất khẩu đường đến cuối năm để nắm bắt tốt cơ hội, giải quyết hàng tồn kho.
Nguồn Báo công thương