Thứ Ba | 30/09/2014 14:30

Xuất khẩu cà phê Việt Nam 2013-2014 ước đạt 27,33 triệu bao, tăng 15,5%

Hôm 26/6, Reuters cho biết, xuất khẩu cà phê tháng 9/2014 của Việt Nam ước đạt 1,67 triệu bao, chủ yếu cà phê robusta, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Con số này đưa xuất khẩu cà phê trong niên vụ cà phê hiện tại [tháng 10/2013 – tháng 9/2014] lên 27,33 triệu bao, tăng 15,5% so với năm trước.

Theo báo cáo hàng tháng của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê trong tháng 8 (số liệu điều chỉnh) đạt 97.800 tấn. Giới thương nhân dự đoán xuất khẩu cà phê trong tháng 9 đạt 100.000-120.000 tấn, Reuters đưa tin.

Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT Việt Nam, tháng 9 năm 2014 xuất khẩu cà phê ước đạt 87.000 tấn với giá trị đạt 196 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm ước đạt 1,35 triệu tấn, trị giá 2,81 tỷ USD, tăng 31,9% về khối lượng và tăng 27,9% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2014 đạt 2.068 USD/tấn, giảm 3,59% so với năm 2013.

Đức tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2014 với khối lượng nhập khẩu đạt 180.944 tấn, trị giá 364,895 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13,94%. Tiếp đến là Mỹ với 121.308 tấn, trị giá 259,519 triệu USD, chiếm tỷ trọng 9,91%.

Đáng chú ý là thị trường Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp 2,7 lần về khối lượng và gấp 2,5 lần về giá trị so với 8 tháng đầu năm 2013. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này 8 tháng đầu năm 2014 đạt 91.364 tấn, trị giá 177,926 triệu USD.

Cũng theo báo cáo của Bộ NN&PTNT Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm 2014 đạt 22,66 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá trị xuất khẩu cà phê cùng kỳ đạt 2,81 tỷ USD, chiếm 12,4%, và dự kiến đạt 3 tỷ USD trong năm nay.

Dự báo sản lượng niên vụ 2014-2015

Cà phê Việt Nam Gafin

Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (Vicofa) dự báo sản lượng cà phê Việt Nam – nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới – niên vụ 2014-2015 giảm 10% xuống 25 triệu bao.

Ước tính của Vicafo thấp hơn so với hầu hết dự báo của các hãng, ví dụ, ED&F Man dự báo sản lượng cà phê Việt Nam sẽ đạt 28,5 triệu bao, trong khi con số này của Group Sopex là 30 triệu bao.

Lý do mà Vicofa – vốn được Commerzbank cho là “quá bi quan trong các niên vụ trước” – trích dẫn là lượng mưa lớn trong thời kỳ cây cà phê ra hoa tại tỉnh Lâm Đồng – tỉnh cung cấp 20% sản lượng cà phê cả nước cộng với tỷ lệ già cỗi cao của cây cà phê và việc người trồng cà phê chuyển đổi cây trồng như hồ tiêu.

Dự báo của Vicofa đưa ra vào thời điểm thông tin về sản lượng cà phê của Việt Nam ngày càng quan trọng do sản lượng cà phê robusta của Indonesia giảm đáng kể, mặc dù sản lượng cà phê robusta của Brazil cao hơn dự đoán.

Mark Nucera, nhà phân tích, cố vấn cho nhiều đầu đầu tư, cho biết, các nước nhập khẩu cà phê robusta với vào thời kỳ tháng 10-tháng 12 với tồn kho cà phê thấp nhất, so với nhu cầu, trong 4 quý vừa qua.

Theo ông Nucera, Việt Nam hiện là nguồn cung chính cà phê robusta trong niên vụ 2014-2015 [tháng 10/2014 tháng 9/2015].

Số lượng hợp đồng cà phê robusta giao tháng 9/2015 còn lại trên sàn London tính đến 22/9 là 6.359 lô, cao hơn so với 2.307 hợp động giao tháng 7/2015 – đây là điều mà ông Nucera gọi là “bất thường nhất”.

Rõ ràng, giới đầu tư đang đặt cược rằng tồn kho cà phê robusta của Việt Nam sẽ không còn.

Nguồn Theo DVO/Gafin


Sự kiện