World Bank: Việt Nam nên tránh nới lỏng chính sách quá sớm
Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngânhàng Thế giới (World Bank) tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đãcó những đánh giá tích cực về sự cải thiện của kinh tế Việt Nam. Sự thực hiện quyết liệt chính sách bình ổn kinh tế củacác nhà lãnh đạo Việt Nam đã giúp môi trường kinh tế vĩ mô tránh được một nguycơ khủng hoảng.
Tuy nhiên báo cáo cũng khuyến nghị khi thành quả kinh tế vĩmô mới chỉ ở bước đầu và còn khá mong manh, kinh tế thế giới vẫnbất ổn, Chính phủ nên có những bước đi thận trọng, tránh điều chỉnh nới lỏngchính sách quá sớm.
Trong 12 tháng qua, những diễn biết bất lợi về kinhtế vĩ mô của năm 2011 đã dần được cải thiện giúp Việt Nam có một môi trườngkinh tế vĩ mô ổn định hơn.
Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/2/2011, với những biện pháp bình ổn kinh tế,đảm bảo an sinh xã hội, đã giúp ngăn chặn nguy cơ bất ổn định kinh tế và khôiphục lại niềm tin vào khả năng điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ.
Tốc độ cải thiện tình hình trong 12 tháng vừa qua được đánh giá là nhanh chóng.
Lạmphát(so với cùng kỳ) đã giảm trong chín tháng liên tiếp - từ đỉnh điểm 23% hồitháng 8/2011 xuống còn 8,3% vào tháng 5/2012.
Thâmhụt cán cân vãng lai ước tính đã giảm xuống còn 0,5% GDPtrong năm 2011, từ mức 4,1% năm 2010 và đặc biệt so với mức cao điểm là 11,9%GDP vào năm 2008.
Tỉgiá hối đoái không chính thức dao động trong biên độ±1% so với tỉ giá chính thức trong gần hết cả năm.
Nguồnđôla Mỹ dồi dào trên thị trường giúp cho Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam tăng cường dự trữ ngoại hối trong những tháng đầu năm 2012, hiện ướctính vào khoảng 9 tuần nhập khẩu.
Tốcđộ tăng trưởng tín dụng đã giảm mạnh từ 32,4% vào cuối năm2010 xuống còn 14,3% vào cuối năm 2011.
Thâmhụt ngân sách (theo tiêu chí từ Sổ tay Thống kê Tàichính Chính phủ - GFS) ước tính đã giảm xuống còn 2,7% GDP trong năm2011 từ mức cao điểm 7,2 phần trăm GDP năm 2009.
Nềnkinh tế có thể sụt giảm theo chu kỳ
Báo cáo của World Bank cũng đánh giá, sẽ phải trả giácho những biên pháp nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, nhưng không ổn địnhkinh tế có thể sẽ dẫn tới tổn thất cao hơn.
Tăng trưởng GDP đã giảm từ 6,8% trong năm 2010xuống còn 5,9% trong năm 2011, và tiếp tục giảm xuống mức 4% trong quý I/2012 - khi tình trạng giá cả tăng cao đã làm giảm cầu trong nước, ảnhhưởng đến nhiều ngành như xây dựng, sản xuất và công ích.
Sản xuất công nghiệp chậm lại, lượng tồn kho các mặthàng chế biến chủ chốt tăng lên. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải đóng cửa,giải thể hoặc tạm thời ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các nỗ lực bình ổn kinh tế có thể gây sụt giảm kinhtế theo chu kỳ nhưng xu hướng suy giảm kinh tế trong vòng 5-6 năm trở lại đâychủ yếu là kết quả của quá trình cải cách cơ cấu chậm trễ.
Hiệu quả yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước,ngân hàng và đầu tư công đang là nguyên nhân tác động tiêu cực đến tiềm năngtăng trưởng dài hạn của Việt Nam.
Tránhđiều chỉnh nới lỏng quá sớm
Khi những thành quả ổn định kinh tế vĩmô mới chỉ ở bước đầu và còn khá mong manh, kinh tế thế giới bên ngoài còn nhiều bất trắc, Chính phủ nên có những bước đi thận trọng tránhđiều chỉnh nới lỏng chính sách quá sớm.
Với mục tiêu tăng cầu trong nước, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam đã giảm lãi suất 3 điểm phần trăm chỉtrong vòng hơn 8 tuần qua. Trong điều kiện lạm phát giảm nhanh và tăng trưởngtín dụng âm trong 4 tháng đầu năm thì các quyết định giảm lãi suất như vậy cóthể là có cơ sở.
Nghị quyết 13 của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệpthông qua việc gia hạn thời gian nộp thuế và giảm phí thuê đất khi ước tính tácđộng tài khóa của các biện pháp này chưa đến 0,5% GDP.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã từng nới lỏng chínhsách quá sớm trong quá khứ thì cũng có nhiều lý do để Chính phủ cẩn trọng. Độ trễ giữa chính sách và kết quả dựkiến thường từ 3 đến 4 tháng, tác động của nới lỏng chính sách có thể tạothêm tăng trưởng nhưng cũng sẽ kéo theo lạm phát trở lại vào cuối quý 3 nămnay.
Ngoài ra, khi nợ công đã tới ngưỡng thì dư địa chochính sách tài khóa trong năm nay sẽ không còn nhiều so với bối cảnh năm 2009.
Thêm vào đó, tình trạng thiếu hiệu quả kéo dài của nhiều doanhnghiệp nhà nước và yếu kém của hệ thống ngân hàng thì các biện pháp kích thíchkinh tế vô hình chung sẽ lại là nguồn nuôi dưỡng mô hình tăng trưởng kém hiệuquả, đi ngược lại mong muốn của Chính phủ trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tếtheo hướng nâng cao hiệu quả.
Tăng trưởng 2012 sẽ tiếp tục ở mức thấp
Kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng thấp trong năm 2012 và thấp hơn so vớinăm 2011. Tuy sụt giảm nhưng tình hình không đến nỗi bi đát như trong năm 2009, khi nền kinh tế tăng trưởng ở mức 5,3%, báo cáo của World Bank cho hay.
Xuất khẩu là một trong những ngành được đánh giá vẫn tăng trưởng nhanh, nên sự đóng góp của xuất khẩu ròng vào tăng trưởng trong năm 2012 sẽ cao hơn đáng kể so với những năm trước.
Tác động của chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ bắt đầu bộc lộ kết quả trong hai quý cuối năm. Báo cáo dự báo kết quả của hai quý này cộng lại sẽ chiếm 55% tổng sản lượng năm.
Báo cáo cũng dự báo lạm phát sẽ đảo ngược chiều hướng đi xuống trong quý IV, và sẽ kết thúc năm 2012 ở mức 8-9%...
Nguồn DVT