Ảnh: Wired

 
Thảo Nhi Thứ Tư | 18/09/2019 15:43

WeWork phải hoãn IPO vì nhà đầu tư thờ ơ

Kỳ lân của Mỹ đang phải đối mặt với sự thờ ơ của nhà đầu tư Mỹ khi chuẩn bị tiến hành IPO, vì tình hình kinh doanh ảm đạm.

WeWork đã tạm hoãn đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào đêm 16/9 sau khi đối mặt với sự thờ ơ của các nhà đầu tư đối với đợt niêm yết trị giá hàng tỷ USD, đây là một thất bại đáng xấu hổ của công ty bất động sản tại New York này.

WeWork đã lên kế hoạch khởi động một chương trình roadshow cho đợt IPO vào sáng ngày 16/9, sau đó, định giá và niêm yết cổ phiếu vào tuần tới. Công ty hiện cho biết, muốn hoàn thành IPO vào cuối năm 2019.

Dù vậy, WeWork đang phải đối mặt với sự lạnh nhạt từ các đầu tư tổ chức, vốn ảnh hưởng rất lớn đến việc thành công hoặc thất bại của một đợt IPO. Cụ thể, giới đầu tư đang quan ngại về ảnh hưởng quá lớn của ông Adam Nermann, CEO và nhà sáng lập của Wework, lên công ty Mỹ cũng như các khoản lỗ ngày càng tăng.

Ông Neumann đã cho các tư vấn tại hại ngân hàng, JPMorgan Chase và Goldman Sachs, thời hạn đến cuối tháng 9 để chốt lại kế hoạch niêm yết, vốn dự kiến sẽ giúp WeWork gọi từ 3 đến 4 tỷ USD.

aa
Ông Neumann, CEO và nhà sáng lập của Wework. Ảnh Reuters.

Công ty bất động sản gặp khó vì vấp phải sự thờ ơ của các nhà đầu tư trong tương lai, điều sẽ kế hoạch niêm yết của công ty, trong năm 2019 hay đầu năm 2020, thêm phần trắc trở.

WeWork đang gặp áp lực phải hoàn tất việc niêm yết, bất chấp sự quan tâm hạn chế từ các nhà đầu tư. Vào tuần trước, tờ Financial Times cho biết rằng công ty đã có những cuộc thảo luận với người ủng hộ lớn nhất của mình, SoftBank, về việc tham gia mua một lượng lớn cổ phiếu trong đợt IPO này.

Nguồn tin cho biết, hiện chưa rõ liệu SoftBank có sẵn sàng làm điều này hay không, đặc biệt là sau khi các giám đốc điều hành tại SoftBank gây áp lực buộc ông Neumann phải hoãn đợt niêm yết. Dù vậy, ông Neumann bác bỏ yêu cầu từ SoftBank và ra chỉ thị cho nhóm của mình đẩy nhanh tiến trình IPO. SoftBank và Quỹ Tầm nhìn đã đầu tư hoặc cam kết đầu tư tổng cộng 10,7 tỷ USD vào công ty Mỹ.

Việc đợt IPO này bị trì hoãn cũng sẽ ngăn WeWork tiếp cận với khoản vay 6 tỷ USD từ các ngân hàng, điều phụ thuộc vào sự thành công của IPO trong năm 2019. Nếu WeWork không thể hoàn tất niêm yết vào năm 2019, công ty buộc phải lên những kế hoạch tài chính mới.

WeWork đã “đốt” rất nhiều tiền cho tham vọng mở rông ra toàn cầu và đây cũng là một mối quan ngại chính của các nhà đầu tư. Trong nửa đầu năm 2019, để kiếm được 1 USD, công ty phải chi ra đến 2 USD.

Việc Neumann sẵn sàng chấp nhận giảm mạnh định giá của Wework cho thấy ông sốt sắng IPO công ty đến như thế nào. Vào cuối tuần trước, các ngân hàng đã thăm dò nhu cầu của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu mới của WeWork, vốn định giá công ty ở mức từ 15 tỷ đến 18 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 47 tỷ USD mà WeWork đạt được trong vòng gọi vốn do SoftBank dẫn đầu vào tháng 1/2019.

Ngoài ra, trong tháng 9, ông Neumann đã đi khắp nước Mỹ để gặp và đàm phán với các nhà đầu tư tiềm năng. Trong một nỗ lực nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, We Company, công ty mẹ của WeWork đã đồng ý với những thay đổi về quản trị, nhằm giảm quyền kiểm soát của ông Neumann. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho biết việc điều chỉnh này là không đủ và quan ngại chính của họ là về mô hình kinh doanh cơ bản của WeWork.

Sau khi công bố kế hoạch niêm yết vào tháng 8, WeWork là công ty mới nhất trong một chuỗi các công ty tư nhân phải đối mặt với phản ứng lạnh nhạt từ các nhà đầu tư trên thị trường. Theo các dữ liệu từ Dealogic, các công ty tư nhân đã huy động hơn 100 tỷ USD thông qua IPO vào năm 2019, một con số kỷ lục. Dù vậy, một số công ty danh tiếng đang gặp khó khăn sau những đợt IPO hoành tráng đó. Đơn cử, giá cổ phiếu của các ứng dụng gọi xe Uber và Lyft vẫn thấp hơn giá khi IPO.

Nguồn FT