Thứ Sáu | 15/06/2012 12:11

Wall Street Journal: Việt Nam đang đi đúng hướng trong giải quyết nợ xấu

Khủng hoảng châu Âu ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu khiến Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc giải quyết các khoản nợ xấu.
Theo nhận định của một bài báo đăng tải trên trang Wall Street Journal, giống như nhiều quốcgia châu Á khác, chính phủ Việt Nam đang đứng trước áp lực tìm ra lối thoát cho tình trạng nợ xấungày càng tăng cao.

Như các nước châu Á, chính phủ Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều tiền đểkích thích nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu năm 2008 - 2009. Giờ đây, ngày càng cónhiều người đi vay gặp khó khăn trong việc trả các khoản nợ, đặc biệt là ở lĩnh vực bất động sản.Điều này càng làm tăng thêm lo ngại về sự ổn định của nền kinh tế. 

Theo thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình công bố trước Quốc hội tuầntrước, tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng của Việt Nam đã lên đến 10%, tăng so với mức 6% cuối năm ngoái.Thống đốc cũng cho biết chính phủ đang có kế hoạch thành lập công ty mua bán nợ trị giá 100 nghìntỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD) để giải quyết vấn đề này. 

Theo giới phân tích, các vấn đề của Việt Nam là khá đặc biệt bởi không giống như phần còn lạicủa châu Á, Việt Nam có cán cân thương mại thâm hụt nặng nề gây áp lực lên đồng nội tệ và sau đó làlên sự ổn định của nền kinh tế. 

Đồng thời, Việt Nam cũng phụ thuộc quá nhiều vào các tập đoàn nhà nước để tăng trưởng kinh tế.Các doanh nghiệp này chiếm tới 40% sản lượng của cả nước. Tuy nhiên, khu vực này nợ ngân hàng tới415 nghìn tỷ đồng và vẫn còn nợ tới 20% - 30%. 

Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế vẫn tin rằng Việt Nam đang thực hiện các bước cần thiết đểgiải quyết vấn đề. Trong những năm gần đây, với cam kết cải cách các doanh nghiệp nhà nước và thắtchặt tín dụng của Chính phủ, lạm phát được giảm xuống mức 8%. Các khoản vay chỉ tăng 10,9% trongnăm 2011, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình 35% trong giai đoạn 2006 -2010. 

Đồng thời, lãi suất cũng được cắt giảm nhiều lần từ đó giúp người đi vay tái cấu trúc cáckhoản nợ. Theo Guy Stear, trưởng bộ phận nghiên cứu về châu Á tại Société Générale, Việt Nam đangđi đúng hướng. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nền kinh tế Việt Nam vẫn rất mong manh với khủng hoảngchâu Âu. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và do đó khiếnViệt Nam gặp khó khăn hơn trong việc giải quyết các khoản nợ xấu. 

Trong khi đó, một số chuyên gia phân tích cũng bày tỏ lo ngại liệu chiến lược giải quyết nợxấu của Việt Nam có thành công hay không bởi qui mô giải ngân của công ty mua bán nợ đang đượcthành lập là khá nhỏ. 

Hơn nữa, theo Christian de Guzman, chuyên gia đến từ hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's, vẫn chưachắc chắn là Việt Nam có kiểm soát được tình hình hay không. Kế hoạch tái cấu trúc các ngân hàngdường như đang bị chậm lại. 

Chuyên gia Nguyễn Đức Thành đến từ Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam (VEPR) chorằng tình hình hiện tại là nghiêm trọng, nhưng không phải tất cả các khoản nợ xấu đều không có khảnăng chi trả. Ông dự đoán từ năm 2012 đến 2015 kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và cuối cùng thì cácngân hàng cũng có thể thu hồi được các tài sản khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn.

Nguồn CafeF


Sự kiện