Ảnh: thoibaokinhdoanh.vn

 
Hà Linh Thứ Năm | 13/02/2020 17:11

Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới

Theo tờ Bangkok Post, Thái Lan có nguy cơ rớt khỏi vị trí xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới trong năm nay do khả năng cạnh tranh suy yếu.

Ông Charoen Laothamatas, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt do chi phí sản xuất cao hơn so với Việt Nam, ngoại hối biến động và hạn hán lan rộng, Thái Lan có nguy cơ rơi xuống vị trí thứ ba trong năm nay. Trong khi đó, Việt Nam sẽ ở vị trí số 2.

Ông Charoen  cho biết, “Thái Lan đã sản xuất và bán những giống gạo này trong suốt 30 năm qua, mà không phát triển các giống mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường”. Năm 2020, hiệp hội đặt mục tiêu xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo, thu về khoảng 4,2 tỷ USD. Đây là mục tiêu thấp nhất trong 7 năm qua. Năm 2013, Thái Lan xuất khẩu 6,6 triệu tấn gạo.

Năm 2019, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 7,58 triệu tấn, trị giá 131 tỷ baht, giảm 32% về khối lượng và 25% về giá trị so với năm 2018.

Hiện 4 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan lần lượt là Bénin (1,07 triệu tấn), Nam Phi (725.461 tấn), Mỹ (559.957 tấn), Trung Quốc (471.339 tấn).

Việt Nam có thể vượt Thái Lan và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Ảnh: Bangko
Việt Nam có thể vượt Thái Lan và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Ảnh: Bangkokpost

Ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự của hiệp hội, cho biết, năm 2020, triển vọng xuất khẩu gạo của Thái Lan đứng trước hàng loạt rủi ro bao gồm, đồng baht mạnh, hạn hán lan rộng, các giống gạo mới tại Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là gạo thơm và gạo trắng hạt dài.

"Ngay cả khi nhu cầu tăng, Thái Lan sẽ khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 7,5 triệu tấn", ông nói.

Cùng với đó, giá gạo của Việt Nam cạnh tranh hơn Thái Lan. Việt Nam cũng tiếp cận nhiều thị trường gạo quan trọng như Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines và Malaysia.

Các rủi ro khác bao gồm Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng sẽ giúp Việt Nam mở rộng xuất khẩu vào các thị trường thành viên trong khối.

►Nhu cầu cao su Trung Quốc giảm sút do virus corona, Tập đoàn cao su Việt Nam tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới

Châu Phi 'chán' gạo Thái Lan, Ấn Độ, tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam

CNBC lý giải vì sao chuỗi cà phê Việt thắng thế trước các chuỗi cà phê ngoại như Starbucks

Nguồn BangkokPost