Vụ quản lý ngoại hối: Vàng được vay chủ yếu đầu tư bất động sản
Thứ nhất, liên quan đến việc chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua bán vàng, ông Huy cho biết, năm 2000, Ngân hàng Nhà nước ban hành Nghị định 432 cho phép tổ chức tín dụng được huy động vốn và cho vay vàng, đồng thời được chuyển đổi 30% vàng huy động thành tiền đồng để thực hiện kinh doanh.
Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, giá vàng diễn biến phức tạp, trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy tổ chức tín dụng đứng trước rủi ro lớn. Thứ nhất nhất là với giá vàng, khi giá vàng tăng thì tổ chức tín dụng sẽ nguy cơ lỗ lớn. Đồng thời, dư nợ các khoản vay cho vay bằng vàng chủ yếu để mua nhà, đầu tư bất động sản, trong bối cảnh giá vàng tăng, thị trường bất động sản không được hồng hào, tổ chức tín dụng sẽ chịu rủi ro khi thu hồi nợ, mà người vay vàng cũng có rủi ro khi giá tăng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
Do vậy, NHNN có chủ trương chấm dứt việc huy động và cho vay vàng, chuyển đổi quan hệ từ huy động và cho vay sang mua bán, đồng nghĩa với NHNN là nơi huy động cuối cùng, thực hiện mua vàng từ người dân và cung ứng vốn đó ra để phát triển kinh rế.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này sẽ không thể ngày thực hiện được trong ngày một ngày hai mà phải khi người dân bán vàng cho nhà nước. Hiện NHNN đã tổ chức mạng lưới mua bán vàng thông qua các tổ chức tín dụng, song song với việc tiếp tục củng cố giá trị VND, làm cơ sở cho người dân tin tưởng, chuyển từ nắm giữ vàng sang VND, từ đó bán vàng cho NHNN, ông Huy nói.
Việc chuyển đổi này sẽ góp phần thực hiện 2 mục tiêu: chống vàng hóa, ổn định tiền đồng và huy động được nguồn vốn vàng vào phát triển kinh tế.
Liên quan đến độc quyền của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (công ty SJC), ông Huy cho biết, SJC là doanh nghiệp lớn, có 3 hoạt động là sản xuất vàng miếng, sản xuất vàng trang sức và kinh doanh vàng trang sức, vàng miếng,
Qua đánh giá tình hình, NHNN nhận thấy bản thân vàng miếng SJC đã chiếm 90% thị phần nên NHNN quyết định chọn thương hiệu này để sản xuất gia công. Do vậy, sau khi thực hiện chuyển đổi, công ty SJC tiếp tục được hoạt động bình thường với hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng trang sức, còn vàng miếng thì không được sản xuất mà phải gia công theo yêu cầu của NHNN. NHNN sẽ quy định số lượng, chủng loại, đầu vào và giám sát, niêm phong các khuôn sản xuất vàng miếng, kể cả khi SJC không sản xuất.
Về chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng SJC, theo ông Huy, tất cả các loại vàng đã được cấp phép đều được lưu thông bình thường, nhưng do tâm lý nên nhiều người dân muốn chuyển sang nắm giữ vàng SJC, khiến giá vàng phi SJC bị ép giá, thấp hơn vàng miếng SJC.
Do vậy, NHNN đã có khuyến cáo người dân không vội chuyển đổi mà NHNN đã tổ chức mạng lưới thực hiện chuyển đổi cho người dân khi có nhu cầu, đề nghị người dân cần bình tĩnh để chuyển đổi sau một thời gian. Hiện nay, theo thống kê từ các công ty, tổng lượng chuyển đổi khoảng 14 tấn.
Về vấn đề vàng giả, NHNN khẳng định đây là hành vi vi phạm pháp luật, bản thân NHNN đã phối hợp tiến hành điều tra để xử lý việc làm giả vàng SJC.
Nguồn Khampha