“Vũ khí bí mật” của Trung Quốc nhằm quốc tế hóa nhân dân tệ
Mặc dù vàng không còn được coi là tài sản “chống lưng” cho tiền giấy, đây vẫn là thứ được các Ngân hàng Trung ương châu Âu và Mỹ ưa chuộng.
Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trong năm 2010. Nước này đã đẩy mạnh các biện pháp trợ lực cho đồng nhân dân tệ, đưa nó lên cạnh tranh với đồng USD.
Chính điều này khiến một số chuyên gia cho rằng chính quyền Bắc Kinh tích trữ vàng để đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối, trị giá 3,7 nghìn tỷ USD.
Tính từ lần cập nhất cuối vào tháng 4/2009, có thể Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần dự trữ vàng thỏi, lên 3.510 tấn, theo số liệu của Bloomberg Intelligence.
Kho vàng khổng lồ này chỉ chịu thua kém Mỹ về mặt khối lượng, tại 8.114 tấn.
“Nếu muốn bản tệ được dùng làm đồng tiền tích trữ, bạn cần sở hữu tài sản khác ngoài các loại tiền tệ định danh trong bảng cân đối”, ông Bart Melek, giám đốc mảng chiến lược hàng hóa tại công ty TD Securities nhận xét.
Nước này đã đẩy mạnh các biện pháp trợ lực cho đồng nhân dân tệ, đưa nó lên cạnh tranh với đồng USD.
Theo ông, rõ ràng vàng được Trung Quốc coi là tài sản tích trữ giá trị lý tưởng.
Có thể Trung Quốc đang chuẩn bị bổ sung vào kho vàng này. Trong bối cảnh giới chức thúc đẩy Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thêm đồng nhân dân tệ vào rổ tiền tệ quốc tế, bên cạnh USD, euro, yen và bảng Anh.
Cuộc họp của IMF sẽ diễn ra trước tháng 10 tới đây.
Vai trò của vàng đối với tiền tệ
Vàng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế, cho đến khi khung tỷ giá cố định Bretton Woods sụp đổ vào năm 1973, IMF nhận xét.
Mặc dù vị thế của thỏi kim loại quý đã giảm sút từ đó trở đi, IMF vẫn giữ khoảng 2.814 tấn vàng.
Đây cũng là tài sản góp trong hầu hết kho dự trữ của các Ngân hàng Trung ương. Đặc biệt, Nga đã tăng gấp 3 lần dự trữ vàng kể từ năm 2005.
Trung Quốc là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới trong năm 2015, là thị trường tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Ấn Độ.
Tuy nhiên lượng kim loại quý Ngân hàng Trung ương nước này nắm giữ chỉ bẳng 1% kho dự trữ ngoại hối, theo số liệu chính thức gần nhất vào năm 2009.
Từ đó tới nay, “hòm tiền” của Trung Quốc đã tăng 5 lần lên mức giá trị nhất thế giới. Hầu hết trong đó là USD.
Rũ bỏ lệ thuộc
IMF ước tính USD chiếm tới 63% toàn bộ dự trữ trong các Ngân hàng Trung ương toàn cầu. Đồng tiền thứ 2 – euro – chỉ chiếm 22%.
IMF ước tính USD chiếm tới 63% toàn bộ dự trữ trong các Ngân hàng Trung ương toàn cầu.
Số liệu cho thấy bạc xanh được sử dụng trong 43% hoạt động thanh toán trên toàn thế giới vào tháng Hai.
Trong khi Trung Quốc đang ra sức quốc tế hóa nhân dân tệ, số liệu của tổ chức SWIFT cho thấy bản tệ nước này chỉ phục vụ 1,8% hoạt động thanh toán toàn cầu vào tháng Hai.
Muốn chuyển tiền ra và vào Trung Quốc, nhà đầu tư mọi quốc tịch phải qua cửa kiểm soát chặt chẽ, với một hạn mức tiền nhất định.
Chưa kể Ngân hàng Trung ương không cho phép tỷ giá nhân dân tệ dao động chệch khung cho phép so với USD.
Vàng là giải pháp giúp Trung Quốc bớt lệ thuộc vào USD, ông Nathan Chow, chuyên gia kinh tế tại DBS Group Holdings, nhận xét.
Vàng có thể giúp Trung Quốc yên tâm rằng nội tệ “được hỗ trợ bởi một số lượng lớn các loại tài sản. Các nước dự trữ tài sản đa dạng hóa nhất thường thường có tính thanh khoản của bản tệ cao hơn”, ông Steven Dooley, nhà chiến lược tiền tệ tại công ty Western Union Business Solutions nhận xét.
Bí mật của thị trường
Trung Quốc càng giấu nhẹm thông tin về kho vàng, các nhà đầu tư càng tò mò. Nếu con số được công bố lớn hơn dự đoán, nó sẽ chứng minh vai trò dự trữ quan trọng của vàng đối với Trung Quốc, thúc đẩy niềm tin thị trường, ông Melek nhận xét.
Trong một phát biểu hiếm hoi liên quan đến vấn đề, Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc – ông Yi Gang – tiết lộ Trung Quốc không cho phép đầu tư quá 2% dự trữ ngoại hối vào vàng.
Trung Quốc không cho phép đầu tư quá 2% dự trữ ngoại hối trong Ngân hàng Trung ương vào vàng.
Trong khi đó, Giám đốc Hội đồng vàng thế giới - ông Ashish Bhatia – cho rằng tỷ lệ vàng lý tưởng nhất trong kho dự trữ của các Ngân hàng Trung ương là 4 – 10%.
Hiện giờ, có thể PBOC đang giữ ít nhất 3.000 tấn, ông Warren Hogan, nhà kinh tế trưởng tại tập đoàn Australia & New Zealand Banking Group, phán đoán.
“Trong lịch sử Trung Quốc, vàng luôn biểu tượng của quyền lực. Họ đang muốn quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, đây có thể là lý do dẫn đến việc PBOC dốc lực mua ròng vàng”, ông Kenneth Hoffman, chuyên gia phân tích tại Bloomberg Intelligence, giả định.
Nguồn Bizlive