Vốn ngoại sẽ giúp Việt Nam tăng số doanh nghiệp 1 tỷ USD
Trên TTCK Việt Nam hiện chỉ có 8trong tổng số 800 DN có cổ phiếu giao dịch tập trung có vốn hóa lớn hơn con số 1 tỷ USD. Trong khiđó, một TTCK lân cận là Thái Lan, có 23 DN có vốn hóa trên 1 tỷ USD.
Làm cách nào để tăng số DN có vốnhóa 1 tỷ USD để tăng sức hấp dẫn trên TTCK Việt Nam là điều Chủ tịch HOSE chia sẻ tại Hội thảo thúcđẩy vai trò thị trường vốn tổ chức ngày 18/4 tại Bình Định.
Thông điệp chính của Chủ tịchHOSE là với quy mô TTCK và DN còn nhỏ như hiện nay, TTCK Việt Nam sẽ không đủ sức dấp dẫn và khôngđủ khả năng hấp thu dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bốn điểm yếu kém lớn nhất của TTCK Việt Nam là hànghóa trên thị trường còn quá thô sơ, chưa có các sản phẩm phái sinh, sản phẩm tái cấu trúc; biên độdao động giá hàng ngày bị bó hẹp, mà theo khảo sát của HOSE là hẹp nhất trong các TTCK khu vực(TTCK Thượng Hải là 10%; Hàn Quốc 15%; Thái Lan 30%; Malaysia 30%, Nhật Bản 30%...).
Bên cạnh đó, tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài thấp, không chỉ làmgiảm khả năng tiếp cận dòng vốn ngoại của TTCK Việt Nam, mà còn làm cho giá cả giao dịch thực tếcủa nhà đầu tư nước ngoài kém minh bạch.
Theo ông Sinh, thực tế, tại các DN được đánh giá tốt, tỷ lệ sở hữucủa NĐT nước ngoài đã chạm hoặc gần chạm ngưỡng tối đa, trong khi nhu cầu mua thêm loại cổ phiếunày vẫn lớn.
Để sở hữu các cổ phiếu "hợp khẩu vị", NĐT nước ngoài có thể phảimua thông qua các giao dịch ngoài sàn với giá cao hơn trên sàn, có khi cao hơn 20 - 30%. Các giaodịch này không được phản ánh chính thức và rộng rãi, làm giảm tính minh bạch của TTCK và gây thiệthại cho NĐT nước ngoài vì họ phải ghi nhận ngay một khoản lỗ từ chênh lệnh giá mua so với giá niêmyết.
Ngoài ra, thủ tục, giấy tờ khi NĐT nước ngoài mở tài khoản giaodịch cũng cần phải thông thoáng hơn để tạo điều kiện cho dòng vốn ngoại dễ dàng vào Việt Nam.
Cũng theo ông Sinh, quan sát các TTCK khu vực cho thấy, các tổ chứcđầu tư quốc tế lớn chỉ quan tâm đến thị trường và đầu tư khi thị trường có quy mô vốn hóa đủ lớn vàgiá trị giao dịch trung bình đạt 1 tỷ USD trở lên. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay, phiên giaodịch cao nhất mới chỉ đạt 300 triệu USD, trung bình chỉ khoảng 100 triệu USD, chưa đủ sức hấp dẫncác dòng vốn lớn. Nhìn thẳng vào hiện trạng DN, hiện trạng thị trường như vậy, ông Sinh cho rằng,Việt Nam cần sớm có giải pháp nâng quy mô DN, nâng quy mô TTCK mới đủ sức cạnh tranh trong bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
Giải pháp căn bản để tiếp sức cho DN, cho TTCK lớn nhanh, lớn mạnhhơn, theo ông Sinh, là phải giải quyết những điểm yếu kém trên, đặc biệt là rộng cửa cho dòng vốnngoại. Đánh giá về việc dự thảo quy định mới về room nâng tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN lên 60%, ôngSinh cho rằng, đó là một sự thay đổi tích cực. Sự thay đổi này sẽ giải quyết một phần nhu cầu củaNĐT nước ngoài, nhưng đến một giai đoạn nhất định, khi phần room nới thêm được lấp đầy, TTCK sẽ lạiđối mặt với áp lực về room như hiện nay.
Một lần nữa HOSE nêu quan điểm, TTCK Việt Nam nên nới rộng khônggian đầu tư cho khối ngoại thông qua công cụ chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR). Cơsở của ý tưởng này là rất nhiều NĐT nước ngoài khi sở hữu cổ phiếu, họ không cần tham gia vào côngtác quản lý DN, mà chỉ quan tâm đến các quyền lợi tài chính. HOSE cho rằng, nếu NVDR được triểnkhai sẽ giúp giải quyết bài toán về room cho NĐT nước ngoài, giúp các DN huy động thêm vốn và tăngtính thanh khoản của TTCK Việt Nam.
Ý tưởng về việc rộng cửa cho dòng vốn ngoại cũng nhận được sự đồngthuận của nhiều CTCK lớn như SSI, HSC, Bản Việt..., nhưng đến nay vẫn đang trong giai đoạn nghiêncứu. Giải pháp này nếu được thực thi cùng với giải pháp nới room, sẽ tạo ra nhiều không gian mớihấp dẫn dòng vốn ngoại vào Việt Nam.
Nguồn Đầu tư Chứng khoán