Thị trường Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Ảnh: Quý Hòa

 
Sơn Mai Thứ Ba | 08/09/2020 15:06

Vốn Hàn tiếp tục đổ vào thị trường tài chính Việt Nam

Qua làn sóng đầu tư của Hàn Quốc vào lĩnh vực dệt may, bán lẻ và điện tử. Nguồn vốn tiếp theo của Hàn Quốc đang nhắm tới lĩnh vực tài chính.

Việt Nam vẫn là điểm đến của các cheabol Hàn Quốc

Công ty Chứng khoán JB Việt Nam vừa được cấp phép với vốn điều lệ 300 tỉ đồng được hình thành sau thương vụ Tập đoàn JB Financial Group mua Công ty Chứng khoán Morgan Stanley Gateway (MSGS) với giá 16,5 triệu USD.

Như vậy, đây là công ty chứng khoán thứ 7 của Hàn Quốc được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Đầu tháng 7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp phép Ngân hàng Daegu Chi của Hàn Quốc thành lập chi nhánh tại TP.HCM.

Trước đó, Công ty Tài chính LOTTE (LOTTE Finance) cũng chính thức ra mắt thị trường Việt Nam. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm VietinBank đã trao Giấy Chứng nhận sở hữu cổ phần cho đối tác Hyundai Marine & Fire Insurance Company Limited (HMFI).

Cho đến nay, đã có gần 16 công ty tài chính là thành viên của Hiệp hội Tài chính (KOFIA) đang hoạt động ở Việt Nam trong lĩnh vực mua bán cổ phiếu, tham gia thị trường chứng khoán phái sinh... với tổng đầu tư lên tới hàng tỉ USD.

Ảnh:
Lĩnh vực tài chính thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc. Ảnh: Người lao động.

Sự xuất hiện của các tập đoàn Hàn Quốc tại Việt Nam ngày càng nhiều trong lĩnh vực tài chính trước mắt nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho chính các doanh nghiệp Hàn và tập đoàn lớn của Việt Nam nhờ mạng lưới khách hàng rộng lớn tại Hàn Quốc và nhiều nước khác trên thế giới. Đây đều là những tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh tại Hàn Quốc và có khả năng huy động vốn với giá thấp.

Vì vậy, tài chính - ngân hàng, một lĩnh vực được dự báo sẽ đón làn sóng đầu tư mạnh từ Hàn Quốc trong thời gian tới với bài toán hỗ trợ tài chính cho phương án hơn 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam và khi tỉ trọng đóng góp của các doanh nghiệp này vượt trên 30% quy mô nền kinh tế.

Trong bối cảnh thế giới bất ổn, thương chiến leo thang trên thế giới, Việt Nam là điểm đến của các cheabol Hàn Quốc. Các dòng đầu tư đang tìm cách chuyển hướng, tìm nơi trú ẩn mới. Kinh tế Việt Nam hiện thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Ảnh: Qúy Hòa
Việt Nam là điểm đến của các cheabol Hàn Quốc. Ảnh: Quý Hòa.

Gần đây, dòng vốn FDI đã chuyển từ một số thành viên ASEAN sang Việt Nam. Nếu nhìn mức tăng trưởng của 5 năm vừa qua, Việt Nam tăng nhanh hơn cả Malaysia và Thái Lan. Việt Nam có lợi thế về lao động rẻ hơn nhưng có kỹ năng khá, thị trưởng lớn, ổn định chính trị, mạnh về các môn học khoa học, hạ tầng cơ sở đang cải thiện.

Đặc biệt, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) mới đây, cho biết nền kinh tế nước này trong năm nay có thể sẽ giảm mạnh hơn dự kiến trước đó, do sự phục hồi đầu tư chậm hơn dự báo và tình trạng mất việc làm vẫn tiếp tục. Xu hướng này càng thúc đẩy doanh nghiệp Hàn Quốc tìm những thị trường năng động hơn, trong đó có Việt Nam.

Chiến lược đa dạng hóa chuỗi sản xuất từ Trung Quốc

Phủ nhận việc di dời nhà máy sang Ấn Độ, Samsung khẳng định vai trò quan trọng của cơ sở sản xuất tại Việt Nam bằng Trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) tại Hà Nội trị giá 220 triệu USD và đây cũng là cơ sở nghiên cứu lớn nhất của Samsung ở nước ngoài.

Samsung ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Việt Nam cả về quy mô và chiều sâu của dòng vốn công nghệ. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 ước đạt 26,5 tỉ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, chủ yếu do Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Note 20.

Ông Dean Rolfe, đại diện Công ty KPMG Việt Nam, cho rằng một trong những nguyên nhân thúc đẩy dòng vốn đầu tư công nghệ cao mới vào Việt Nam là nhằm đa dạng hóa chuỗi sản xuất từ Trung Quốc.

Nhiều doanh nghiệp có thể đang xem xét một chiến lược đa dạng hóa từ Trung Quốc hoặc một chiến lược bổ sung của Trung Quốc + 1. Trong xu hướng này, doanh nghiệp Hàn Quốc hiện đã có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, từ lĩnh vực may mặc đến điện tử, hạ tầng đến năng lượng, ô tô đến hàng không vũ trụ, bất động sản đến tài chính ngân hàng, logistics...

Trong lĩnh vực công nghệ đã có sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc như: Samsung, LG (lĩnh vực công nghiệp chế tạo), Kumho, Doosan, Hyundai, GS, Posco…

Ảnh:
SK Group của Hàn Quốc rót 1,5 tỉ USD vào 2 tập đoàn lớn của Việt Nam là Masan và Vingroup, mua cổ phần Imexpharm, PV Oil... Ảnh:Vnexpress.

Cùng với các hoạt động đầu tư, quy mô thương mại giữa 2 nước cũng không ngừng gia tăng, đạt khoảng 70 tỉ USD vào năm 2019. Đáng chú ý, SK Group của Hàn Quốc rót 1,5 tỉ USD vào 2 tập đoàn lớn của Việt Nam là Masan và Vingroup và sau đó mua cổ phần của nhiều doanh nghiệp lớn trong các ngành như Imexpharm, PV Oil...

Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong chiến lược hướng Nam của Hàn Quốc, Việt Nam là địa điểm mà đất nước Đông Á quan tâm, thể hiện rõ ràng ở việc Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất có nguồn vốn FDI vào Việt Nam.

Theo ông Kim Heung Soo, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham), đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trước đây thường tập trung vào các ngành sản xuất như may mặc, túi xách, giày dép, nhưng gần đây đã đa dạng hóa trong các ngành công nghiệp công nghệ cao có giá trị gia tăng cao như điện tử, công nghệ thông tin, ô tô và các ngành công nghiệp thiết bị xây dựng, phân phối và dịch vụ.

Bên cạnh Samsung và LG, một số công ty hàng đầu tích cực đầu tư vào ngành này là Hyosung, SK, Hyundai Motors... Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất từ Trung Quốc.

Việc các công ty Hàn Quốc xây dựng các cơ sở R&D tại Việt Nam như Samsung và LG cho thấy, Việt Nam có thể tiến lên chuỗi giá trị và thu hút thêm các khoản đầu tư nước ngoài chất lượng cao.

Có thể bạn quan tâm:

►Samsung và các công ty Hàn Quốc đổ xô “kéo quân” sang Việt Nam vì thương chiến Mỹ-Trung