Thứ Sáu | 24/05/2013 15:41
Vốn FDI đăng ký giảm mạnh qua từng tháng
Theo tính toán, vốn FDI đăng ký tháng 5 ước chỉ 300 triệu USD, giảm hơn 85% so tháng 4 và giảm tới hơn 94% so tháng 3.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ đầu năm đến 20/5/2013 cả cấp mới và tăng thêm ước đạt 8,52 tỷ USD vào 558 dự án, tăng 8,9% về vốn so với cùng kỳ 2012.
Trong đó, số vốn đăng ký cấp mới là hơn 5,09 tỷ USD của 485 dự án và 3,425 tỷ USD là con số vốn FDI tăng thêm trong giai đoạn này.
Cũng tính đến 20/5, giải ngân vốn FDI ước đạt 4,58 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ 2012.
So với cùng thời điểm tháng 4/2013, vốn FDI đăng ký chỉ tăng 300 triệu USD, còn vốn giải ngân tăng 780 triệu USD. Như vậy, sau khi vốn FDI tăng mạnh trong những tháng trước thì sang tháng 5 đã giảm đáng kể, với mức giảm 86,3% về vốn đăng ký và giảm 29% về vốn giải ngân so với tháng 4.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút đa số vốn FDI vào Việt Nam, ước đạt hơn 7,59 tỷ USD và chiếm 89,2% tổng vốn đăng ký.
Tiếp theo sau đó là lĩnh vực bất động sản với 387,4 triệu USD, chiếm 4,5% tổng lượng vốn. Lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa đạt 141,47 triệu USD, chiếm 1,7% tổng vốn đăng ký.
Xét theo đối tác, Nhật Bản vẫn là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với số vốn đăng ký mới và tăng thêm luỹ kế từ đầu năm là 3,69 tỷ USD. Singapore đứng thứ 2 với 2,36 tỷ USD; tiếp theo là Nga 1,015 tỷ USD, Hàn Quốc 350 triệu USD; Thái Lan 300 triệu USD....
Xét theo địa phương, Thanh Hoá và Thái Nguyên là 2 tỉnh thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong 5 tháng đầu năm 2012, chiếm lần lượt 32,9% và 23,9% tổng số vốn FDI vào Việt Nam, tương đương lần lượt là 2,8 tỷ USD và 2,03 tỷ USD.
Trong đó, số vốn đăng ký cấp mới là hơn 5,09 tỷ USD của 485 dự án và 3,425 tỷ USD là con số vốn FDI tăng thêm trong giai đoạn này.
Cũng tính đến 20/5, giải ngân vốn FDI ước đạt 4,58 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ 2012.
So với cùng thời điểm tháng 4/2013, vốn FDI đăng ký chỉ tăng 300 triệu USD, còn vốn giải ngân tăng 780 triệu USD. Như vậy, sau khi vốn FDI tăng mạnh trong những tháng trước thì sang tháng 5 đã giảm đáng kể, với mức giảm 86,3% về vốn đăng ký và giảm 29% về vốn giải ngân so với tháng 4.
Số liệu tính toán dựa trên báo cáo từng tháng của Tổng cục Thống kê và Cục Đầu tư nước ngoài.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút đa số vốn FDI vào Việt Nam, ước đạt hơn 7,59 tỷ USD và chiếm 89,2% tổng vốn đăng ký.
Tiếp theo sau đó là lĩnh vực bất động sản với 387,4 triệu USD, chiếm 4,5% tổng lượng vốn. Lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa đạt 141,47 triệu USD, chiếm 1,7% tổng vốn đăng ký.
Xét theo đối tác, Nhật Bản vẫn là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với số vốn đăng ký mới và tăng thêm luỹ kế từ đầu năm là 3,69 tỷ USD. Singapore đứng thứ 2 với 2,36 tỷ USD; tiếp theo là Nga 1,015 tỷ USD, Hàn Quốc 350 triệu USD; Thái Lan 300 triệu USD....
Xét theo địa phương, Thanh Hoá và Thái Nguyên là 2 tỉnh thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong 5 tháng đầu năm 2012, chiếm lần lượt 32,9% và 23,9% tổng số vốn FDI vào Việt Nam, tương đương lần lượt là 2,8 tỷ USD và 2,03 tỷ USD.