Hiện nay, Philippines là khách hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Ảnh minh họa: TL.

 
Nhật Anh Thứ Hai | 28/11/2022 11:44

VNDirect: Kỳ vọng 2023 sẽ là một năm thuận lợi cho ngành lúa gạo

Năm 2023 được kỳ vọng sẽ là một năm thuận lợi của ngành lúa gạo.

Giá gạo tăng do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, nhu cầu nhập khẩu tiếp tục tăng do điều kiện thời tiết không thuận lợi tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Đó là những điều kiện để đặt kỳ vọng về tương lai xán lạn của ngành lúa gạo Việt Nam. 

Hiện nay, Philippines là khách hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Nguồn cung trong nước của Philippines đang ở mức thấp do tồn kho cho năm 2023 khá thấp và sản lượng gạo được dự báo sẽ giảm do thiệt hại mùa màng từ hậu quả của cơn bão Noru.

VNDirect cho biết họ đang thấy sự gia tăng bảo hộ mậu dịch của các nước trên thế giới nhằm đảm bảo an ninh lương thực, từ khi những tranh chấp địa chính trị gần đây.
VNDirect cho biết họ đang thấy sự gia tăng bảo hộ mậu dịch của các nước trên thế giới nhằm đảm bảo an ninh lương thực, từ khi những tranh chấp địa chính trị gần đây.

Thời tiết khắc nghiệt gần đây ở các nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á (thiếu mưa ở Ấn Độ, hạn hán ở Trung Quốc và lũ lụt ở Bangladesh) có thể ảnh hưởng đến triển vọng sản xuất trong niên vụ 2022-2023. 

Trong báo cáo được công bố mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết họ nhận thấy nhu cầu về lúa gạo đang tăng lên. Do sản lượng trong nước giảm, nhập khẩu gạo của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên mức kỷ lục 6 triệu tấn trong giai đoạn 2022-2023, theo USDA. Bên cạnh đó, VNDirect cho biết họ đang thấy sự gia tăng bảo hộ mậu dịch của các nước trên thế giới nhằm đảm bảo an ninh lương thực, từ khi những tranh chấp địa chính trị gần đây. Trong bối cảnh nguồn cung giảm trong khi nhu cầu ổn định, gạo thế giới và gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ còn tiềm năng tăng giá trong 2023.

 

Theo quan điểm của VNDirect, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc giá gạo tăng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan. Giá gạo Ấn Độ đang có vị thế cạnh tranh yếu hơn do chịu mức thuế cao hơn, từ đó thúc đẩy người mua chuyển hướng sang gạo của Thái Lan và Việt Nam. 

Đối với từng doanh nghiệp cụ thể, VNDirect cho rằng Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã LTG) sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ xuất khẩu gạo, nhờ vị thế là một trong những nhà phân phối gạo đến cả hai thị trường trọng yếu trong thời điểm này là châu Âu và Trung Quốc. Trong khi đó, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã TAR) được đánh giá sẽ được hưởng lợi từ việc sản lượng tại Trung Quốc giảm và Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo do hạn hán. Kinh doanh gạo là mảng kinh doanh chính của Công nghệ cao Trung An với tỉ trọng xuất khẩu chiếm gần 15% tổng doanh thu. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của doanh nghiệp này với tỉ trọng lên tới 27% tổng doanh thu xuất khẩu. 

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, VNDirect còn chỉ ra 2 rủi ro chính có thể tác động đến những doanh nghiệp trong ngành lúa gạo. Đầu tiên, giả định việc Ấn Độ hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ gây áp lực cạnh tranh cho gạo của Việt Nam và giảm giá xuất khẩu. Và dự báo thời tiết cho thấy pha Trung tính khả năng cao sẽ xảy ra vào năm 2023 (lượng mưa ít hơn pha La Nina) có thể ảnh hưởng đến sản lượng gạo.

Có thể bạn quan tâm 

Thúc đẩy hợp tác ngành lương thực Việt Nam - Bangladesh