Nước khoáng Vĩnh Hảo đã gây bất ngờ cho thị trường khi cho biết lợi nhuận sauthuế hợp nhất năm 2013 đạt 223 tỉ đồng, tăng gấp 17 lần so với năm trước. Nhưng mang lại lợi nhuậnlớn nhất cho Vĩnh Hảo không phải là hoạt động kinh doanh chính mà là hoạt động tài chính. Khoản doanh thu tài chính này đến từ lợi thế thương mại âm do định giá lại tàisản công ty con Krôngpha mà Vĩnh Hảo đã thâu tóm vào cuối năm ngoái. Việc giá trị của Krôngpha (chuyên sản xuất đồ uống không cồn và nước khoáng, cótrụ sở tại Ninh Thuận) tăng vọt khi đánh giá lại tài sản dường như nằm ở chỗ Vĩnh Hảo nhìn thấytiềm năng ở công ty này. Đó là nguồn nước khoáng chưa được khai khác. Nguồn nước khoáng do Krôngphasở hữu sau khi được đánh giá lại đã tăng từ mức 53 triệu đồng lên đến 294,5 tỉ đồng. Việc ghi nhận ngay lợi thế thương mại như thế đã giúp lợi nhuận năm 2013 của VĩnhHảo tăng đột biến, nhưng nó cũng có thể mang lại rủi ro sau này cho Công ty. Để tìm hiểu về vấn đề này, NCĐT đã trao đổi với ông Phan Lê Thành Long, Phó TổngGiám đốc Công ty Kiểm toán Quốc gia VIA, Giám đốc Đào tạo AFA Research & Education, người có 13năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Ông cũng là thành viên cao cấp của Ban Nghiên cứu và soạnthảo chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc gia thuộc Bộ Tài chính. Ông nghĩ gì về việc Vĩnh Hảo lãi lớn nhờ định giá lại tài sản công tycon Krôngpha? Qua báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 có thể thấy khoản doanh thu hoạt động tàichính là lợi thế thương mại âm với số tiền 214 tỉ đồng đã đóng vai trò quyết định đến kết quả kinhdoanh đột biến của Vĩnh Hảo. Khoản lợi thế thương mại âm này phát sinh từ giao dịch mua lại Krôngpha vào nhữngngày cuối cùng của năm khi chi phí mua (47,5 tỉ đồng) thấp hơn nhiều so với giá trị hợp lý thuầnđược đánh giá lại đối với các khoản tài sản và nợ phải trả của Krôngpha (261,5 tỉ đồng). Việc ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính đối với khoản lợi thế thương mạiâm này là phù hợp với hướng dẫn hạch toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế. Liệu lợi nhuận của Vĩnh Hảo có tác động gì đến lợi nhuận của MasanConsumer, công ty đang sở hữu hơn 63% cổ phần Vĩnh Hảo? Vì Masan Consumer sở hữu hơn 63% cổ phần của Vĩnh Hảo trước ngày giao dịch giữaVĩnh Hảo với Krôngpha, nên khoản thu nhập hoạt động tài chính nêu trên sẽ được tính vào doanh thutrên báo cáo tài chính hợp nhất của Masan Consumer. Cổ đông và nhà đầu tư có thể hiểu như thế nào đối với khoản lợi thếthương mại âm trong giao dịch nói trên? Lợi thế thương mại âm phát sinh trong giao dịch mua lại công ty khi bên mua cómột lợi thế đàm phán nhất định để giảm chi phí mua xuống thấp hơn so với giá trị hợp lý của tài sảnthuần của công ty được mua. Trong trường hợp của Vĩnh Hảo, chi phí mua bỏ ra chỉ bằng chưa đầy 20%giá trị hợp lý của tài sản thuần; có thể hiểu đơn giản là Vĩnh Hảo mua được với giá rất rẻ. Tuy nhiên, khi phát sinh lợi thế thương mại âm, người sử dụng báo cáo tài chínhluôn đặt câu hỏi là việc xác định giá trị hợp lý của tài sản thuần đã phù hợp hay chưa. Trongtrường hợp này, tài sản là nguồn nước khoáng do Krôngpha sở hữu sau khi được đánh giá lại đã tăngtừ 53 triệu đồng lên đến 294,5 tỉ đồng. Chuẩn mực kế toán yêu cầu phải đánh giá lại hợp lý vàthuyết minh cụ thể trong báo cáo tài chính. Đối với một giao dịch có ảnh hưởng quyết định đến kết quả kinh doanh như vậy, cầnphải bổ sung thuyết minh chi tiết để người sử dụng báo cáo có thể đánh giá được tính trung thực vàhợp lý của số liệu tài chính. Thế nhưng, xem xét báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 của Vĩnh Hảo,chúng ta lại không thấy các thông tin cụ thể về giao dịch đánh giá lại này. Như vậy, cổ đông và nhà đầu tư có thể hiểu rằng lợi thế thương mại âm nêu trênphụ thuộc nhiều vào kết quả đánh giá lại tài sản thuần của bên được mua và khoản doanh thu nàykhông có giao dịch tiền kèm theo. Ông có thấy trường hợp tương tự nào ở Việt Nam và trên thế giớikhông? Hậu quả có thể xảy ra cho công ty và cổ đông là gì? Các giao dịch mua bán công ty diễn ra hằng ngày trên thế giới và các giao dịchnày luôn phát sinh lợi thế thương mại trên báo cáo tài chính hợp nhất của bên mua. Tuy nhiên, việcphát sinh lợi thế thương mại âm rất hiếm gặp, do các bên mua bán đều hiểu biết và có sự trao đổingang giá, nghĩa là giá mua sát hoặc cao hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần của bên được mua. Lợithế thương mại âm thường chỉ gặp khi hai bên mua và bán là các bên liên quan với nhau. Việc định giá tài sản quá cao trong trường hợp này có thể dẫn đến một số hệ lụy.Khoản thu nhập từ lợi thế thương mại âm sẽ không được sử dụng để chia lãi cho cổ đông theo quy địnhhiện hành. Bởi lẽ, xét về bản chất, khoản thu nhập này là thu nhập ghi nhận trước trong khi giá trịcủa nguồn nước khoáng chỉ có thể hiện thực hóa thông qua việc khai thác nguồn nước khoáng này vàmang lại dòng tiền thực trong tương lai. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu ghi nhận thu nhập trong thời điểm hiện tại thìlợi nhuận trên báo cáo của Vĩnh Hảo trong những năm tới có thể bị ảnh hưởng do thực tế kết quả khaithác nguồn nước không mang lại mức thu nhập như ước tính. Và như vậy, giá trị do cổ đông nắm giữ cóthể bị tác động khi báo cáo tài chính không được như kỳ vọng. Liệu chuẩn mực kế toán Việt Nam có c ần thêm quy định gì để điềuchỉnh các trường hợp này không, thưa ông? Hiện tại, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ mới có 26 chuẩn mực. Bộ Tàichính đang gấp rút soạn thảo các chuẩn mực mới và sửa đổi các chuẩn mực hiện hành phù hợp với quốctế. Và chúng ta chưa có chuẩn mực kế toán về đo lường giá trị hợp lý. Theo tôi, trong trường hợp này, việc có hướng dẫn đo lường và trình bày cụ thểliên quan đến giá trị hợp lý của tài sản thuần sẽ giúp cho cổ đông, nhà đầu tư có đánh giá phù hợpvà ra các quyết định chính xác hơn. |