Vinatex đề nghị đưa sợi vào nhóm sản phẩm hỗ trợ
Bên cạnh khó khăn về thị trường, khi hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương được ký kết tới đây, ngành dệt may cũng sẽ gặp thách thức lớn bởi hiệp định này quy định rất nghiêm ngặt các điều kiện ràng buộc về xuất xứ hàng hóa với cả sản phẩm sợi và vải.
Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, nhuộm vẫn chưa hết khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.
Đặc biệt, giá thuê đất tại các khu kinh tế, khu công nghiệp đang có xu hướng tăng lên khiến chi phí đầu vào sản xuất bị đẩy lên cao.
Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may và tạo điều kiện cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực này đạt được tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với việc sớm thực thi chính sách tập trung đầu tư và hỗ trợ lãi suất, Chính phủ cần có sự điều chỉnh thuế đất, giá thuê đất tại các khu kinh tế, khu công nghiệp phù hợp hơn với doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Công thương cần tiếp tục có chính sách và giải pháp cụ thể hỗ trợ ngành dệt may như đưa sản phẩm sợi vào nhóm sản phẩm công nghiệp để được hưởng các hỗ trợ thích đáng.
Năm 2012, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD và các thị trường xuất khẩu chính chiếm tới 80% tỷ trọng vẫn là Mỹ, EU và Nhật Bản.
Nguồn Vietnam+