Vinatex chốt IPO ngay trong tháng 8
Thực hiện chủ trương Chính phủ về tái cấu trúc các doanh nghiệp nghiệp nhà nước, tạo đà cho sự phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; triển khai chỉ đạo của Bộ Công thương, Vinatex đã thực hiện tiến trình cổ phần hóa Công ty mẹ Tập đoàn và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam ngày 6/5/2014.
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Vinatex có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng. Tổng số cổ phần là 500 triệu cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó, Nhà nước nắm giữ 255.000.000 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 3.000.850 cổ phần, chiếm 0,6% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 120.000.000 cổ phần, chiếm 24% vốn điều lệ; bán đấu giá công khai 121.999.150 cổ phần, chiếm 24,40% vốn điều lệ.
Theo ông Trường, sau cổ phần hóa Vinatex sẽ có cơ hội hoạt động tốt hơn, giữ vững vai trò nòng cốt, đầu kéo quan trọng của ngành dệt mayViệt Nam.
Trong 15 năm thực hiện cổ phần hóa, các doanh nghiệp thành viên Vinatex đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Hầu hết các đơn vị của Tập đoàn sau cổ phần hóa đều phát triển tốt, chia cổ tức từ 20-25%.
Năm 2013, Vinatex đạt kim ngạch xuất khẩu 2,9 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp thành viên Vinatex đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD/năm như Nhà Bè, Việt Tiến, Phong Phú....
Ngay trong năm 2014, Vinatex sẽ dành nguồn vốn 9.722 tỷ đồng (trong đó kế hoạch giải ngân là 5.000 tỷ đồng) phục vụ công tác đầu tư, tập trung vào các dự án sản xuất nguyên phụ liệu nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt may xuất khẩu.
Cụ thể, Vinatex triển khai 57 dự án, trong đó 15 dự án sợi, 8 dự án dệt, 24 dự án may 2 dự án bông trang trại, 1 dự án cây bạch đàn, 1 dự án hạ tầng và 6 dự án khác.
Nguồn Báo Đầu Tư