Vinasun: Doanh thu đứng yên, lợi nhuận giảm
Kết quả hoạt động kinh doanh cốt lõi trong quý III/2018 của Vinasun đã tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận thì khác.
Lợi nhuận ngày càng teo tóp
Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, mã chứng khoán: VNS) vừa công bố Báo cáo Tài chính hợp nhất quý III/2018 với doanh thu thuần hơn 537,7 tỉ đồng, không thay đổi nhiều so với con số đạt được cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lãi ròng cổ đông công ty mẹ chỉ gần 31 tỉ đồng, giảm đến 33%.
Lãi gộp nhích nhẹ lên con số 117 tỉ đồng so với 116,4 tỉ đồng của quý III/2017. Cùng với đó, các chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm, tổng các chi phí này là 95,9 tỉ đồng, thấp hơn 5,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Nhiều thay đổi nhỏ theo hướng tích cực đã giúp VNS thu về 22.2 tỉ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý III/2018, tăng 39.4% so với kết quả cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, đáng chú ý là khoản thu nhập khác trong quý III này của Công ty chỉ là 17 tỉ đồng, giảm đến 61% so với con số đạt được quý III/2017. Nhưng điều này dường như cũng là một tín hiệu tích cực về tình hình làm ăn của VNS.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, VNS thu được 31 tỉ đồng từ tiền quảng cáo trên taxi, cao hơn 18% so với cùng kỳ 2017. Đồng thời, nguồn tu từ thanh lý taxi cũ chỉ còn 35.6 tỉ đồng, giảm 60%. Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy sự ổn định hơn trong hoạt động kinh doanh của VNS.
Kết quả quý III/2018, lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ của VNS là 30.8 tỉ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VNS thu về 1,556.8 tỉ đồng doanh thu thuần và lãi ròng cổ đông công ty mẹ là 54.4 tỉ đồng, lần lượt suy giảm 36.5% và 62.8% so với cùng kỳ 2017.
Qua đó, Công ty đã thực hiện 77.8% chỉ tiêu doanh thu và 57% chỉ tiêu lãi ròng đề ra. Tuy nhiên, lợi nhuận chung của Vinasun hiện không đến từ hoạt động kinh doanh chính.
Thị trường ngày càng khó khăn
Doanh thu của Vinasun sụt giảm một phần do sự cạnh tranh với Grap. Trước tình hình sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận. Vừa qua, Vinasun kiện Grap lên tòa vì hãng này bị sụt giảm doanh thu do sự cạnh tranh với Grap.
Đây là vụ án “yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam, đơn vị sở hữu thương hiệu taxi Vinasun (gọi tắt là Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (Grab).
Theo đơn khởi kiện của Vinasun, Grab hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua "Quyết định 24" của Bộ GTVT về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, tức cung cấp phần mềm cho đơn vị kinh doanh vận tải.
Nhưng Vinasun khẳng định trên thực tế Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, một lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun. Vì Grab tự quyết định giá cước vận chuyển; quyết định các chương trình khuyến mại về giá cước vận chuyển; nhận tiền thanh toán cước vận chuyển từ khách hàng đi taxi sử dụng thẻ dịch vụ Grab; có chế độ thưởng, phạt tài xế, kiểm soát hành vi, thái độ của tài xế với khách hàng đi taxi; mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho khách hàng đi Grab.
Ngoài ra, Vinasun dẫn chứng, dựa trên văn bản của Sở GTVT TP.HCM, tính đến tháng 6.2017, số xe đăng ký chạy Grab là 12.913 xe, Vinasun chỉ có xấp xỉ 6.000 xe nhưng số thuế nộp ngân sách nhà nước năm 2017 của Vinasun là hơn 1.000 tỉ đồng, trong khi Grab chỉ nộp khoảng 10 tỉ đồng. Theo Vinasun, điều này là không công bằng và vi phạm các quy định về kinh doanh theo pháp luật Việt Nam…
Từ đó, Vinasun cho rằng Grab thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về doanh thu, lợi nhuận cho Vinasun nên Vinasun khởi kiện, yêu cầu Grab bồi thường thiệt hại 41,2 tỉ đồng và yêu cầu bồi thường một lần.
Ngược lại, Grab khẳng định hình thức kinh doanh của Grab chỉ là "cung ứng phần mềm kết nối giữa lái xe và khách hàng". Grab đề nghị tòa đình chỉ vụ án hoặc bác yêu cầu khởi kiện của Vinasun.