Thứ Hai | 26/03/2012 10:41
Viettel, VNPT sẽ cùng đầu tư vào Myanmar?
Hiện tại, Viettel đang hoạt động ở 5 quốc gia ngoài Việt Nam. Với VNPT, nếu được chấp thuận, Myanmar sẽ là thị trường nước ngoài đầu tiên.
Tại một cuộc họp đầu tư song phương nhân chuyến thăm của Tổng thống Myanmar mới đây, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang chờ được cấp giấy phép mở mạng di động tại Myanmar.
Hiện tại, Viettel đang hoạt động ở 5 quốc gia gồm Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti và Peru. Và trong năm 2012, tập đoàn này đặt mục tiêu sẽ mở thêm ở 3 - 4 nước nữa.
Tuy nhiên, với VNPT, nếu được thành lập mạng di động của mình tại Myanmar thì đây sẽ là mạng viễn thông ở nước ngoài đầu tiên của tập đoàn này.
Về quan điểm đầu tư ra nước ngoài, Viettel sẽ đầu tư hạ tầng riêng của mình ở quốc gia đó hoặc có thể mua lại hạ tầng của doanh nghiệp khác và đầu tư thêm - làm chủ về hạ tầng mạng lưới để phát triển kinh doanh dịch vụ, chứ không liên doanh liên kết với nhà mạng khác để khai thác dịch vụ.
Trong khi đó, ban đầu, một lãnh đạo của VNPT cho rằng, VNPT khả năng sẽ không đi theo hướng của Viettel mà theo hướng hợp tác và đầu tư, tức là hợp tác với các mạng lớn để đầu tư dài hơi hơn và tham gia góp vốn vào các nhà khai thác đó.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, do cùng là doanh nghiệp Nhà nước, nếu cả VNPT và Viettel cùng đầu tư xây dựng mạng lưới tại Myanmar hoặc quốc gia khác, liệu Viettel và VNPT có xây dựng và dùng chung hạ tầng không, điều mà cả hai tập đoàn này chưa làm được ở thị trường Việt Nam.
Hiện tại, Viettel đang hoạt động ở 5 quốc gia gồm Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti và Peru. Và trong năm 2012, tập đoàn này đặt mục tiêu sẽ mở thêm ở 3 - 4 nước nữa.
Tuy nhiên, với VNPT, nếu được thành lập mạng di động của mình tại Myanmar thì đây sẽ là mạng viễn thông ở nước ngoài đầu tiên của tập đoàn này.
Về quan điểm đầu tư ra nước ngoài, Viettel sẽ đầu tư hạ tầng riêng của mình ở quốc gia đó hoặc có thể mua lại hạ tầng của doanh nghiệp khác và đầu tư thêm - làm chủ về hạ tầng mạng lưới để phát triển kinh doanh dịch vụ, chứ không liên doanh liên kết với nhà mạng khác để khai thác dịch vụ.
Trong khi đó, ban đầu, một lãnh đạo của VNPT cho rằng, VNPT khả năng sẽ không đi theo hướng của Viettel mà theo hướng hợp tác và đầu tư, tức là hợp tác với các mạng lớn để đầu tư dài hơi hơn và tham gia góp vốn vào các nhà khai thác đó.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, do cùng là doanh nghiệp Nhà nước, nếu cả VNPT và Viettel cùng đầu tư xây dựng mạng lưới tại Myanmar hoặc quốc gia khác, liệu Viettel và VNPT có xây dựng và dùng chung hạ tầng không, điều mà cả hai tập đoàn này chưa làm được ở thị trường Việt Nam.
Theo Mạnh Chung
Nguồn Vneconomy