Thứ Ba | 21/01/2014 21:44

Vietinbank che giấu hành vi chiếm đoạt tiền của ACB?

Luật sư đặt câu hỏi liệu Vietinbank đang che giấu hành vi chiếm đoạt tiền của ACB

"Nếu tất cả 18 câu hỏi mà tôi đặt ra không được đại diện Vietinbank trả lời và tình tiết mới về tài khoản của ông Phạm Công Hoàng (nhân viên ACB gửi tiền vào Vietinbank) không được làm rõ, tôi có thể đặt câu hỏi liệu Vietinbank đang che giấu hành vi chiếm đoạt tiền của ACB?".

Luật sư Lưu Văn Tám, ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàngACBđã nói như vậy trongphiên tòa xét xửvụ lửađảo 4.000 tỷđồng chiều21-1.

Cho rằng, trong phần đối đáp, bên ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã đưara đến 18 câu hỏi và các tình tiết mới nhưng không nhận được bấtkỳ câu trả lời nào của đạidiện Vietinbank và tình tiết mới này cũng không được VKS làm rõ, luật sư Lưu Văn Tám kiến nghị HĐXXphải làm rõ điểm này.

Yêu cầu Vietinbank trả lời 18 câu hỏi

Luật sư Lưu Văn Tám đã kết thúc phần đối đáp với 7 điểm được nêu ra nhằm khẳngđịnh phần lớn những vấn đề mà ông quan tâmvàđề nghịlàm rõ tại phiên tòa đã khôngđược đáp ứng. Theo đó, luật sư Tám nói: cáo trạng khẳng định Huyền Như đã chiếm đoạt của ACB toànbộ số tiền gửi là 718,908 tỷ đồng. "Tuy nhiên, trong quá trình tham gia tố tụng, đại diệnVietinbank tìm mọi cách che giấu việc trích tiền thanh toán nợ của Huyền Như, tìm mọi cách chứngminh cho là tiền gửi- tiền vay của ACB không chuyển vào Vietinbankvàđổ hết tráchnhiệm khi khăng khăng cho rằng Huyền Như đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền 718 tỷ đồng trong tài khoảncủa ACB, còn Vietinbank thì vô can và không trả lời bất kỳ câu hỏi nào trong số 18 câu hỏi chúngtôi đặt ra cho Vietinbank", luật sư Tám nói.

Tại phần xét hỏi Huyền Như, luật sư Tám khẳng định đã hỏi và đã chứng minh tiền đãvào tài khoản tại Vietinbank và đã được Vietinbank quản lý.

"Chúng tôi cũng đã nhiều lần chứng minh về nguyên tắc, tiền đảm bảo trong tàikhoản bao giờ cũng lớn hơn khoản tiền mà Vietinbank đã cho Huyền Như vay, vì vậy nếu cân đối giữatiền vay và tiền bảo đảm sẽ còn một khoản chênh lệch còn lại trong tài khoản tại Vietinbank".

Với chứng cứ mới tại phiên tòa ngày 17-1, đề cập đến thư thông báo về số dư trongtài khoản của ông Phạm Công Hoàng (một trong những nhân viên của ACB đã gửi tiền vào Vietinbank vàbị cáo buộc là Huyền Như chiếm đoạt toàn bộ), chưa thấy VKS đề cập, xem xét trong phần đối đáp."Vậy đây là khoản tiền gì, nếu không phải là khoản tiền xuất phát từ một trong 32 hợp đồng vay nhânviên ACB ký với Vietinbank và 32 hợp đồng này vẫn đang được thực hiện bình thường, được Vietinbankquản lý bình thường?" - luật sư Tám đặt câu hỏi.

Và bằng giấy xác nhận số dư này, luật sư Tám khẳng định nó chính là bằng chứng xácđịnh, Huyền Như đã không chiếm đoạt tiền gửi của ACB mà là chiếm đoạt tiền vay của Vietinbank bằngcác hợp đồng vay giả, sau đó, Vietinbank mới trích tiền gửi của ACB để thu nợ, bù đắp cho số tiềnmà Như đã chiếm đoạt, thậm chí, giá trị tài sản bảo đảm (tức là tiền gửi) cao hơn giá trị khoản vay1 tỷ đồng (tài sản bảo đảm là tiền gửi trị giá 26 tỷ đồng; khoản vay 25 tỷ đồng). Nhưng khi tríchthu để bù đắp cho số tiền bị chiếm đoạt, Vietinbank đã thu luôn cả gần 50 triệu đồng lãi tiền vay,nên số tiền thừa còn lại mới chỉ còn 950,17 triệu đồng.

VietinBank đang muốn chiếm đoạt tiền của ACB?

Luật sư Tám khẳng định, giấy xác nhận này chính là chứng cứkhông thể bác bỏđể thấy rằng kết luận của cơ quan điều tra, VKS về số tiền bị chiếm đoạt cho đến thời diểm này làhoàn toàn không chính xác.VKS cho rằng Huyền Như đã chiếm đoạt hết 718 tỷ đồng của ACB. Trongkhi đó, người quản lý tiền là Vietinbank lại có xác nhận là chỉ riêng một khách hàng đã còn 950,17triệu.Chưa tính 16 người còn lại thì đó là nhữngsố tiền không nhỏ. Tại sao, VKS khôngđưa vào kết luận của mình. Vậy thực tế, Huyền Như đang bị oan trong phần quy kết thiệt hại, vì sốtiền Huyền Như thực sự chiếm đoạt tại Vietinbank nếu theo tỷ lệ tiền vay bằng 95% tiền bảo đảm, sốtiền Huyền Như chiếm đoạt không phải là con số 718 tỷ, mà thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiênđiềunàychưa được VKS chứng minh làm rõ.

Như vậy, một loạt các câu hỏi được đặt ra là ngoài ông Phạm Công Hoàng, các nhânviên khác của ACB, Vietinbank sau khi đã trích tiền gửi của họ để thu nợ thì số tiền gửi của họ cònhay hết? Còn lại là bao nhiêu? Thời điểm trích thu là khi nào? Ai trích thu? Hiện nay được quản lýnhư thế nào? Ai chịu trách nhiệm quản lý? Ai chi trả lãi suất?

Các vấn đề này cần phải làm rõ tại phiên tòa. Và đây cũng là lý do mà các luật sưđã có văn bản kiến nghị quay lại phần xét hỏi nhưng không được chấp nhận. Nay, chúng tôi một lầnnữa đề nghị VKS làm rõ: ngoài khoản tiền này, ACB còn nhiều khoản tiền khác theo các hợp đồng cònlại mà Vietinbank vẫn cố tình giấu nhằm mục đích biển thủ tiền của ACB, nhằm xóa dấu vết tráchnhiệm, cần phải được chứng minh làm rõ trong vụ án này.

H.ĐIỆP





Nguồn Tuổi trẻ


Sự kiện