Thứ Sáu | 13/06/2014 14:42

Việt Nam xếp thứ 100/130 quốc gia về độ tin cậy của môi trường đầu tư

Việt Nam đã tự tụt hạng so với năm 2013 là thứ 98.
Khi một công ty muốn mở chi nhánh phân phối tại nước ngoài, sẽ đặt ra các câu hoi về quốc gia nào sẽ được chọn, đánh giá khách hàng ở đây ra sau, độ ổn định của môi trường đầu tư, sự trong sạch của bộ máy chính phủ.

Để đưa ra câu trả lời ngắn chọn cho những thắc mắc trên của các công ty đa quốc gia, công ty bảo hiểm tài chính công nghiệp có tuổi đời 179 năm - FM Global – đã thống kê bảng chỉ số đo độ tin cậy của 130 quốc gia trên toàn thế giới có tên “Resilience Index”.

Đây là lần đầu tiên một bảng thống kê tương tự được FM Global xây dựng và công bố công khai, xếp hạng các nước theo thứ tự từ nơi có môi trường đầu tư đáng tin cậy nhất đến nước có nhiều rủ roi nhất.

Đứng đầu danh sách là một nước ít ai nghĩ tới: Na-uy (Đây cũng là quốc gia ExxonMobil lựa chọn để đặt văn phòng trong hơn 120 năm qua).

Đứng thứ hai trong danh là Thụy Sỹ với luật ngân hàng bảo mật và chính trị ổn định. Theo sau tại vị trí thứ ba là Canada với chính trị ổn định, nhiều mỏ dầu và cơ sở hạ tầng được đầu tư tối tân.

Việt Nam xếp thứ 100 trong danh sách, với tổng điểm 22,9.

Cụ thể, chỉ số kinh tế đạt 31,4/100, chỉ số quản lý rủi ro đạt 60,7/100, chỉ số chất lượng mạng lưới phân phối đạt 21,9/100.

Với vị trí 100, Việt Nam đã tự tụt hạng so với chính mình trong năm 2013 tại vị trí thứ 98, nhưng cải thiện hơn thứ hạng 124 và 121 lần lượt của năm 2011 và 2012.

Khảo sát của FM Global xét đến nhiều tiêu chí ba nhóm lớn: Các chỉ số kinh tế, chỉ số rủi ro và hệ thống phân phối. 9 lĩnh vực nhỏ cấu thành 3 nhóm lớn trên bao gồm:

1. GDP/người;

2. Rủi ro chính trị, bao gồm cả khủng bố;

3. Trữ lượng dầu;

4. Rủi ro xảy ra các thảm họa thiên nhiên;

5. Khả năng xử lý các thảm họa thiên nhiên của chính phủ;

6. Khả năng xử lý hỏa hoạn;

7. Mức độ tham nhũng;

8. Chất lượng cơ sở hạ tầng

9. Chất lượng mạng lưới phân phối địa phương.

Hầu hết các quốc gia trong top 25 nước dẫn đầu đều thuộc khối châu Âu, một số nước/vùng lãnh thổ tại châu Á như New Zealand, Australia, Hong Kong, Singapore cũng có tên trong nhón dẫn đầu.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam thua xa Malaysia ở vị trí 28, tổng điểm 63,6; Nhật Bản ở vị trí 32, tổng điểm 59; Trung Quốc ở vị trí 61 với tổng điểm 37,3; Thái Lan ở vị trí 62 với tổng điểm 37,2.

Tuy nhiên, Việt Nam có môi trường đầu tư được đánh giá là đáng tin cậy hơn Cambodia ở vị trí 108, Indonesia vị trí 106; Timor-Leste ở vị trí 110, Ấn Độ xếp thứ 112, Philippines đứng thứ 117.

Nguồn BizLive


Sự kiện