Việt Nam xếp hạng 169/185 về “bảo vệ nhà đầu tư
Theo điểm số đánh giá công ty đại chúng Việt Nam theo 5 nguyên tắc quản trị của OECD của Ngân hàng phát triển Đông Nam Á và Diễn đàn thị trường vốn Đông Nam Á, công ty đại chúng tại Việt Nam yếu kém trong tất cả các lĩnh vực nêu trên.
Điểm trung bình của các công ty đại chúng tại Việt Nam là 42,5%, thấp hơn so với năm 2011, thấp hơn mức trung bình chung 50% và thấp hơn nhiều so với Thái Lan (77% năm 2011) và Philippin (72% năm 2008).
Điểm số đánh giá công ty đại chúng Việt Nam theo 5 nguyên tắc quản trị của OECD của Ngân hàng phát triển Đông Nam Á và Diễn đàn thị trường vốn Đông Nam Á (điểm trung bình chung 50, điểm của Việt Nam - màu đỏ)
Lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tư là phép đo “ưu điểm của việc bảo vệ cổ đông thiểu sổ trước sự lạm dụng tài sản doanh nghiệp để tưu lợi của các thành viên HĐQT”. Theo tổ công tác thị truwòng vốn, việc xếp hạng 169/185 “đủ để khởi xướng quá trình cải cách, cả ở cấp Chính phủ và cấp doanh nghiệp”.
Nếu không đảm bảo việc bảo vệ nhà đầu tư thì các khoản đầu tư sẽ dần cạn kiệt và nền kinh tế chỉ còn dựa vào các khoản vay ngân hàng, biến Việt Nam thành một thị trường trì trệ không có khả năng cạnh tranh.
12 đề xuất về quản trị
Nhóm công tác Quản trị và Minh bạch tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2013 đưa ra các đề xuất sau:
(1) Sửa đổi điều 100 Luật doanh nghiệp theo hướng tăng thời hạn thông báo Đại hội cổ đông từ 7 ngày lên 14 ngày, kéo dài đến 21 ngày sau 2 năm và 28 ngày sau 3 năm. Bởi vì với thời hạn 7 ngày bất kỳ thông tin nào cung cấp choNĐT sẽ có ít cơ hội để xác minh và nắm bắt hết thông tin.
(2) Chính phủ lập/chấp thuận một mẫu thông báo đại hội cổ đông, quy định những nội dung cụ thể buộc phải cung cấp thông tin trong thông báo và các DN phải tuân thủ như chương trình nghị sự đầy đủ thông tin, danh sách các nghị quyết đề xuất, giải trình đẩy đủ các chi tiết về lý do đề suất mỗi nghị quyết và lợi ích với DN; danh sách thành viên HĐQT và Ban giám đốc tham dự
(3) Đề xuất Việc công bố biên bản ghi nhận toàn bộ kết quả biểu quyết của các nghị quyết, bao gồm thông tin về số phiếu biểu quyết của từng thành viên HĐQT trong vòng 24h kể từ khi kết thúc đại hôi cổ đông…
(4) DN nào có tỷ lệ cổ đông nước ngoài nắm giữ trên 10% thì buộc DN phải ban hành các thông báo, biên bản, tài liệu doanh nghiệp cho cổ đông bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh
(5) Đề xuất thành viên HĐQT khi mua bán cổ phần trong doanh nghiệp không cần phải chờ 3 ngày mới công bố mà công khai ngay lập tức. Các giao dịch với bên có liên quan sẽ được lập hồ sơ chi tiết trước ĐHCĐ và được liệt kế trong thông báo ĐHCĐ
(6) Chính sách cổ tức và các thông tin về việc chi trả cổ tức trong 3 năm phải được liên tục đăng tải trên trang thông tin điện tử của DN tại mọi thời điểm. Cần áp dụng các biện pháp xử phạt với thành viên HĐQT nếu không chi trả cổ tức đúng hạn.
(7) Các DN phải có nghĩa vụ tích cực thiết lập quy trình tiếp nhận khiếu nại minh bạch và dễ tiếp cận, phải đảm bảo những người tố giác sai phạm sẽ nhận được mọi sự hỗ trợ cần thiết nếu họ đồng ý tố giác
(8) Đề xuất thiết lập một sổ đăng ký doanh nghiệp quốc gia hoặc cấp tỉnh bao gồm tối thiểu các thông tin về tên, ngày thành lập, tên địa chỉ các thành viên HĐQT, giám đốc đã nắm giữ trong 5 năm trước đó, các bản sao sổ sách kế toán đã kiếm toán trong 3 năm trước đó. Đây là đề xuất khó thực hiện thành công nhất nhưng nếu được áp dụng sẽ giúp nhà đầu tư mới dễ dàng tiếp cận với các thông tin cơ bản của DN hơn là chỉ dựa vào thiện chí trong vấn đề quản lý vào một ngày cụ thể nào đó.
(9) Buộc các DN đưa vào báo cáo thường niên của mình tuyên bố về việc Dn tuân thủ đầy đủ Quy tắc quản trị DN hoặc phải liệt kê các vấn đề DN không tuân thủ và lí do không tuân thủ.
(10) Nghiêm chỉnh chấp hành báo cáo tài chính đã kiểm toán đúng thời han quy định bằng cách phạt tiền hoặc áp dụng biện pháp xử phạt nếu không tuân thủ
(11) Mỗi doanh nghiệp bổ nhiệm một thành viên HĐQT chịu trách nhiệm giám sát việc thuân thủ các thông lệ quản trị DN
(12) Các DN bổ nhiệm một lượng tối thiểu các thành viên không thuộc ban giám đốc và HĐQT
Nhóm công tác Quản trị và Minh bạch chỉ ra các điểm yếu của Việt Nam trong lĩnh vực minh bạch thông tin như việc sử dụng các kênh truyền thông như phân tích của chuyên gia, họp báo và tổng hợp thông tin trên phương tiện truyền thông còn rất hạn chế, trang thông tin điện tử của Dn có ít thông tin cho chuyên gia phân tích và truyền thông. Các DN muốn thu hút đầu tư phải biết khai thác các phương tiện này để truyền tải thông tin đến khắp các cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng.
Việc công bố báo cáo chi phí kiểm toán và chi phí ngoài kiểm toán còn rất kém khi các báo cái tài chính hiếm khi được ban hành đúng hạn…
Nguồn CafeF