Thứ Năm | 26/04/2012 07:45
Việt Nam vượt Trung Quốc - Ấn Độ về thu hút đầu tư
Các quỹ đầu tư chứng khoán tập trung vào Việt Nam trở thành những tổ chức duy nhất hấp dẫn nhà đầu tư vào thị trường mới nổi từ đầu năm nay.
Theo nhận định của trung tâm Emerging Portfolio Fund Research, sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đã vượt qua cả Trung Quốc và Ấn Độ khi các quỹ đầu tư tài sản nước ngoài vào thị trường Việt Nam đã nhận được 91 triệu USD chỉ trong vòng 16 tuần qua, theo dữ liệu của EPFR.
Trong khi đó, dòng tiền chảy vào quỹ đầu tư tập trung vào thị trường Trung Quốc và Ấn Độ chỉ trong 8 tuần, Thái Lan 15 tuần, Indonesia 13 tuần, Singapore 7 tuần và Đài Loan là 2 tuần, ông Cameron Brandt, giám đốc EPFR tại Cambridge cho biết.
Kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi lớn khi các nhà sản xuất thế giới chuyển nhà máy sang Việt Nam để tận dụng nguồn lao động giá rẻ (chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc). Chỉ số VN Index đã tăng 34% trong năm nay và trở thành thị trường hoạt động tốt nhất thế giới sau Venezuela.
Ông Brandt cho biết, Việt Nam đang nỗ lực ổn định nền kinh tế trong khi Trung Quốc đang đưa ra các chính sách mà dường như mang đến cho Việt Nam một câu chuyện thú vị về hoạt động thuê ngoài (outsourcing). Điều này sẽ giúp Việt Nam tự tin hơn với vài trò lớn hơn của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung Quốc đang tập trung nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa và gần đây quyết định gia tăng việc thả nổi đồng nội tệ. Điều này đồng nghĩa họ đang giảm bớt khu vực xuất khẩu và mở ra những cơ hội lớn cho Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi từ tình trạng di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, ông Gareth Leather- chuyên gia kinh tế tại Capital Economics cho biết vào ngày 28/3 vừa qua.
Ông cũng nói thêm, để đạt được bước tiến quan trọng trong lộ trình phát triển kinh tế, không thể quá cường điệu tầm quan trọng của việc phát triển khu vực sản xuất cạnh tranh với chi phí thấp đối với một quốc gia thu nhập thấp như Việt Nam. Mặc dù tốc tốc tăng trưởng kinh tế có vẻ chậm trong năm nay nhưng xét về trung hạn thì triển vọng sáng sủa trong ngành công nghiệp may mặc sẽ tạo đà cho Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4% trong quý đầu tiên năm nay trong khi GDP tăng 5,89 trong cả năm 2011. Tỷ lệ lạm phát tháng 3 là 14,15%, giảm tháng thứ 7 liên tiếp kể từ khi chạm mức 23,02% vào tháng 8 năm ngoái.
Chỉ số VN Index tăng 1%, đóng cửa ở mức 472,84 điểm vào ngày 17/4, mức cao nhất kể từ ngày 13/5/2011.
Trong khi đó, dòng tiền chảy vào quỹ đầu tư tập trung vào thị trường Trung Quốc và Ấn Độ chỉ trong 8 tuần, Thái Lan 15 tuần, Indonesia 13 tuần, Singapore 7 tuần và Đài Loan là 2 tuần, ông Cameron Brandt, giám đốc EPFR tại Cambridge cho biết.
Kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi lớn khi các nhà sản xuất thế giới chuyển nhà máy sang Việt Nam để tận dụng nguồn lao động giá rẻ (chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc). Chỉ số VN Index đã tăng 34% trong năm nay và trở thành thị trường hoạt động tốt nhất thế giới sau Venezuela.
Ông Brandt cho biết, Việt Nam đang nỗ lực ổn định nền kinh tế trong khi Trung Quốc đang đưa ra các chính sách mà dường như mang đến cho Việt Nam một câu chuyện thú vị về hoạt động thuê ngoài (outsourcing). Điều này sẽ giúp Việt Nam tự tin hơn với vài trò lớn hơn của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung Quốc đang tập trung nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa và gần đây quyết định gia tăng việc thả nổi đồng nội tệ. Điều này đồng nghĩa họ đang giảm bớt khu vực xuất khẩu và mở ra những cơ hội lớn cho Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi từ tình trạng di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, ông Gareth Leather- chuyên gia kinh tế tại Capital Economics cho biết vào ngày 28/3 vừa qua.
Ông cũng nói thêm, để đạt được bước tiến quan trọng trong lộ trình phát triển kinh tế, không thể quá cường điệu tầm quan trọng của việc phát triển khu vực sản xuất cạnh tranh với chi phí thấp đối với một quốc gia thu nhập thấp như Việt Nam. Mặc dù tốc tốc tăng trưởng kinh tế có vẻ chậm trong năm nay nhưng xét về trung hạn thì triển vọng sáng sủa trong ngành công nghiệp may mặc sẽ tạo đà cho Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4% trong quý đầu tiên năm nay trong khi GDP tăng 5,89 trong cả năm 2011. Tỷ lệ lạm phát tháng 3 là 14,15%, giảm tháng thứ 7 liên tiếp kể từ khi chạm mức 23,02% vào tháng 8 năm ngoái.
Chỉ số VN Index tăng 1%, đóng cửa ở mức 472,84 điểm vào ngày 17/4, mức cao nhất kể từ ngày 13/5/2011.
Nguồn VEF