Việt Nam lại ưa chuộng nước dùng có vị tôm cùng với phở, vốn rất phổ biến trong nước. Ảnh: Phước Sanh.

 
Lam Nhi Thứ Ba | 25/06/2024 16:20

Việt Nam tiêu thụ hơn 8,1 tỉ suất mì ăn liền trong năm 2023

Thế giới tiêu thụ tổng cộng 120 tỉ suất mì ăn liền vào năm 2023.

Được phát minh tại Nhật, với đặc tính hội tụ các yếu tố như tiện lợi, đa dạng hương vị, giá cả phù hợp, kể từ khi ra mắt, mì ăn liền đã nhanh chóng trở thành món ăn phổ biến trên toàn cầu, với hơn 100 tỉ gói mì được tiêu thụ mỗi năm.

Thế giới tiêu thụ tổng cộng 120 tỉ suất mì ăn liền vào năm 2023. Nhưng quốc gia nào ăn nhiều nhất?. Đồ họa dưới đây là sự phân chia ở cấp quốc gia bằng số liệu ước tính từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA).

 

Không có gì đáng ngạc nhiên, quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới hiện nay là Trung Quốc (cùng với Đặc khu hành chính Hong Kong) đã tiêu thụ khoảng 42 tỉ suất mì ăn liền vào năm 2023. Con số này tương đương với khoảng 30 suất mì mỗi người trong năm.

Ở châu Á, Indonesia (14,5 tỉ suất ăn), Ấn Độ (8,7 tỉ suất ăn), Việt Nam (8,1 tỉ suất ăn) và Nhật (5,8 tỉ suất ăn) lọt vào Top 5.

Thị trường mì ăn liền Bắc Mỹ dự kiến tăng trưởng trong những năm tới vì mì đã trở thành một trong những thực phẩm phổ biến nhất trong khu vực. Các yếu tố chính khác thúc đẩy nhu cầu đối với thị trường mì ăn liền trong khu vực bao gồm dân số trung lưu ngày càng tăng và lối sống hiện đại, bận rộn đòi hỏi các sản phẩm thực phẩm ăn nhanh và ăn liền ở mức giá phải chăng.

Để đáp ứng nhu cầu về mì ăn liền, các nhà sản xuất mì tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm thay thế ít muối, ít chất béo và có nguyên liệu tốt hơn như ngũ cốc nguyên hạt và hương vị tự nhiên. Sự thay đổi này giải quyết các mối lo ngại về sức khỏe đồng thời phục vụ những người đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế bữa ăn liền bổ dưỡng.

Mì ăn liền được bán ở Mỹ thường được cắt ngắn hơn do hầu hết mọi người ăn bằng thìa và/hoặc nĩa. Mỹ là quốc gia đứng đầu về mức tiêu thụ mì ăn liền (5,1 tỉ phần ăn) từ bên ngoài châu Á. Cũng chỉ có 2 quốc gia ngoài châu Á lọt vào Top 10, còn lại là Nigeria (3 tỉ phần). 

Nga là quốc gia châu Âu được xếp hạng hàng đầu về tiêu thụ mì ăn liền, đứng thứ 12 với 2,2 tỉ khẩu phần.

Có rất nhiều thương hiệu mì ăn liền trên toàn thế giới, phục vụ cho thói quen ăn uống và văn hóa cụ thể của các nhóm dân cư khác nhau. Ví dụ, với dân số Indonesia phần lớn là người Hồi giáo, hầu hết các sản phẩm mì đều là sản phẩm halal. Mặt khác, súp làm từ rau và cà chua được ăn nhiều nhất ở Ấn Độ do dân số ăn chay lớn.

Trong khi đó, Việt Nam lại ưa chuộng nước dùng có vị tôm cùng với phở, vốn rất phổ biến trong nước. Năm 2022, Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về tổng lượng tiêu thụ mì ăn liền với 8,48 tỉ gói mì/năm (theo thống kê của WINA tháng 5/2023). Trước năm 2020, chỉ số này dao động ở mức 4,5-5 tỉ gói/năm. Việc phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và dự trữ thực phẩm khô trong giai đoạn giãn cách xã hội của dịch COVID-19 đã thúc đẩy thị trường mì ăn liền trong 2 năm gần đây tăng trưởng mạnh mẽ.

Có thể bạn quan tâm:

Khách châu Á lưu trú nhiều ở EURO 2024

Nguồn Visualcapitalist