Việt Nam thúc đẩy các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội
Ngày 10/6, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khóa 26 đã khai mạc với sự tham dự của đại diện 47 nước thành viên hội đồng và các nước thành viên Liên hợp quốc, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, đại diện các cơ quan trong hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ quốc tế về quyền con người.
Trong phát biểu khai mạc, Cao ủy Nhân quyền Navi Pillay đã nêu bật và đánh giá cao các thành tựu màcác nước đã đạt được trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại mỗi nước cũng như đóng gópcho các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc.
Cao ủy Nhân quyền cũng chỉ ra những vấn đề lớn đang thách thức, thậm chí có thể ngăn cản nỗ lực củacộng đồng quốc tế trên lĩnh vực quyền con người, trong đó có xung đột vũ trang, tình trạng vi phạmquyền con người trong cuộc chiến chống khủng bố, nạn tham nhũng, các chính sách kinh tế, tài chínhvà xã hội kém hiệu quả, biến đổi khí hậu…
Cao ủy Pillay cũng chuyển tải thông điệp mong muốn cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác để bảo vệvà thúc đẩy quyền con người cho mỗi người dân, không phân biệt sắc tộc, xu hướng giới tính, điềukiện kinh tế, tôn giáo.
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên, Hội đồng Nhân quyền đã tiến hành thảo luận về các quyền chínhtrị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát triển; tổ chức một số phiên đối thoại với các cơ chếquyền con người của Liên hợp quốc như Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, các Báo cáo viên đặc biệt vềtự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội; trong đó, đối thoại với các báo cáo viên đặc biệt nêutrên tập trung vào vấn đề tự do lập hội và hội họp của các nhóm xã hội có nguy cơ bị tổn thươngcao, và tự do ngôn luận của người dân trong quá trình bầu cử tại các nước.
Tại phiên đối thoại với các báo cáo viên, Đại sứ Phạm Quốc Trụ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tạiLiên hợp quốc, phát biểu đánh giá cao nỗ lực của các báo cáo viên đã nghiên cứu, xây dựng tài liệutổng hợp về các khía cạnh của vấn đề nói trên trên, qua đó đóng góp vào việc bảo đảm và thúc đẩycác quyền tự do này cho người dân tại các nước trên toàn thế giới.
Đại sứ nêu rõ: Việt Nam chia sẻ quan tâm của nhiều nước đối với việc ngày càng có nhiều biểu hiệnlợi dụng các quyền tự do hội họp và lập hội để gây rối, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội,an toàn công cộng tại các nước, cũng như ảnh hưởng tới các quyền và lợi ích của người khác;
ViệtNam ủng hộ việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của người dân, nhưng trong quá trình thực hiện cầnlưu tâm thích đáng đến đặc thù lịch sử, văn hoá, tôn giáo của mỗi xã hội; Việt Nam sẽ tiếp tục cácnỗ lực nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người nói chung cũng như các quyền tự do ngôn luận, tựdo lập hội nói riêng.
Khóa 26 Hội đồng Nhân quyền sẽ tiếp tục làm việc tới ngày 27/6 tới.
Bên cạnh các chủ đề ưu tiên đã được dự kiến trong chương trình làm việc về quyền phụ nữ, quyền trẻem, tự do ngôn luận, hội họp, tự do báo chí, xoá đói giảm nghèo,… Khóa 26 cũng sẽ thảo luận và raquyết định một số vấn đề liên quan đến quyền con người được cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâmnhư trách nhiệm của doanh nghiệp với quyền con người, ứng phó biến đổi khí hậu, và tình hình tạithực địa tại một số nước như Belarus, Syria, Nam Sudan, Eritrea…
Khóa 26 Hội đồng Nhân quyền cũng sẽ xem xét thông qua các báo báo của Nhóm làm việc về Rà soát Địnhkỳ Phổ cập (UPR) đối với 14 nước, trong đó có Việt Nam.
Nguồn Vietnam+