Đây là lần nâng lãi suất đầu tiên của Fed tính từ tháng 12/2018. Ảnh: TL.
Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng gì khi Fed tăng lại suất?
Việc Fed sẽ thực hiện các đợt tăng lãi suất trong năm 2022 không phải là thông tin bất ngờ, bởi việc này đã được nhiều chuyên gia và các tổ chức kinh tế dự báo từ trước do tình trạng lạm phát gia tăng tại Mỹ thời gian qua.
Đây là lần nâng lãi suất đầu tiên của Fed tính từ tháng 12/2018. Cơ quan này đã duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở sát ngưỡng 0% nhằm bảo vệ nền kinh tế khỏi những tác động của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, Fed còn phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất tại 6 cuộc họp còn lại trong năm nay nên có thể lãi suất quỹ liên bang sẽ chạm mức 1,9% vào cuối năm.
Các chuyên gia đánh giá, việc Fed tăng lãi suất cũng sẽ có tác động đến Việt Nam nhưng không nhiều vì cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư đã dự báo được trước vụ việc này.
Thực tế, so với mức lạm phát cao kỷ lục tại Mỹ hay các nước thuộc khu vực châu Âu thì lạm phát của Việt Nam đang được kiểm soát ở mức chấp nhận được. Lạm phát tại Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với lạm phát ở Mỹ, nên việc Fed tăng lãi suất sẽ không tác động nhiều đến tỉ giá hay lãi suất trong nước.
Lạm phát tại Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với lạm phát ở Mỹ, nên việc Fed tăng lãi suất sẽ không tác động nhiều đến tỉ giá hay lãi suất trong nước. Ảnh: TL. |
Theo chia sẻ với báo Vietnamplus, Chuyên gia tài chính, tiến sỹ Cấn Văn Lực nhận định việc Fed tăng lãi suất cũng sẽ có một số tác động nhất định. Thứ nhất, việc này sẽ khiến cho chi phí vay và trả nợ nước ngoài bằng đồng USD bị tăng lên. Thứ 2 sẽ tác động một phần đối với tỉ giá vì USD đã đang và sẽ còn tăng giá và tỉ giá sẽ tăng nhẹ.
Thứ 3, có thể bắt đầu thêm sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư tức là khi Fed tăng lãi suất thì dòng vốn sẽ quay trở về Mỹ vì lãi suất ở đó cao hơn và một quần quay trở lại châu Âu vì mức độ rủi ro ở đó được đánh giá thấp. “Fed tăng lãi suất sẽ tác động một phần nhỏ đến tiến trình phục hồi kinh tế của Việt Nam nhưng không đáng kể,” ông Lực đánh giá.
TS Cấn Văn Lực dự đoán tỉ giá USD/VND có thể sẽ chỉ tăng nhẹ do kinh tế Việt Nam đang phục hồi. Và nếu có thì cũng chỉ do ảnh hưởng cung - cầu ngoại tệ trong ngắn hạn hơn là tác động dài hạn của việc nâng lãi suất của Fed đối với tỉ giá USD/VND.
Còn theo TS Nguyễn Đức Độ, với tình hình tiêu dùng yếu và lạm phát thấp hiện nay, tôi không thấy có lý do gì để NHNN thắt chặt tiền tệ trong năm 2022. Với mặt bằng lãi suất tiết kiệm tiền đồng hiện nay so với lạm phát thì người gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất thực dương, song nhiều khả năng lãi suất tiền gửi VND sẽ nhích lên trong 2022 và lãi suất trên thị trường có thể sẽ tăng nhẹ, khi nhu cầu tín dụng phục hồi nhanh.
Một tác động khác đáng chú ý từ việc Fed tăng lãi suất là nghĩa vụ trả nợ bằng USD của các quốc gia sẽ gia tăng. Ảnh: TL. |
Một vấn đề được các chuyên gia đề cập là khi Fed tăng lãi suất có thể khiến dòng vốn ngoại rút ra khỏi các thị trường nhận đầu tư. Dòng tiền sẽ quay về các thị trường lớn như Mỹ hay EU, nhằm tránh rủi ro, bởi lãi suất đang tăng. Với Việt Nam, một trong những yếu tố được kỳ vọng có thể “giữ chân” dòng tiền không rời khỏi thị trường Việt Nam là những dự báo lạc quan về sự phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2022. Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 đã đạt 2,58% và dự báo có thể phục hồi lên mức 6,5 - 7% nếu Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và thực hiện thành công Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, dự báo sẽ chỉ quanh mức 3,4 - 3,7% trong năm 2022. Thực tế, dòng vốn ngoại vẫn duy trì ở mức ổn định trong 2 tháng đầu năm 2022. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 2 tháng ước tính đạt 2,68 tỉ USD, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Một tác động khác đáng chú ý từ việc Fed tăng lãi suất là nghĩa vụ trả nợ bằng USD của các quốc gia sẽ gia tăng. Dù vậy các chuyên gia nhận định đối với Việt Nam, tác động này là có, nhưng cũng ở mức thấp, do mức độ vay nợ nước ngoài có xu hướng giảm. Nợ nước ngoài đang ở mức 38,8% GDP đã điều chỉnh, giảm so với mức 42% GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2019.