Ông Trần Trọng Kiên, Tổng giám đốc Hàng không Hải Âu.
Việt Nam sắp có thêm hãng hàng không giá rẻ
Cảm giác và trải nghiệm của người điều hành
Ông Trần Trọng Kiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hàng không Hải Âu và ông Tony Fernandes, Sáng lập kiêm CEO của AirAsia, vừa ký biên bản ghi nhớ để cùng xây dựng hãng hàng không giá rẻ mới tại Việt Nam.
Biên bản ghi nhớ này nhằm đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, đội tàu bay và đội ngũ nhân lực phục vụ việc xây dựng một hãng hàng không giá rẻ.
Dịch vụ hàng không định vị trong phân khúc chất lượng cao với khung giá thành "phải chăng" là mục tiêu ra đời của liên doanh này. Dự án được hai bên kỳ vọng mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất từ mô hình kinh doanh được đánh giá cao của AirAsia, giúp khách hàng quốc tế cũng như Việt Nam có thêm sự lựa chọn mới và tiện ích, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch.
Ông Tony Fernandes, CEO AirAsia khẳng định việc hợp tác với Thiên Minh là thực hiện "giấc mơ lớn" của hãng ở Việt Nam. Chưa tiết lộ cụ thể chuyến bay đầu tiên nhưng ông cho biết "sẽ phát triển nhanh nhất với số lượng máy bay nhiều nhất có thể". Ông dẫn chứng, tại Malaysia nơi có 30 triệu dân nhưng AirAsia có 90 máy bay nên với Việt Nam - nước có 90 triệu dân, số lượng máy bay của hãng dự kiến rất lớn. Giá vé máy bay, theo lời ông Fernandes, sẽ rẻ và được bán trực tuyến.
Trước đó, từ tháng 4.2017, AirAsia Investment đã ký thỏa thuận với Gumin, Công ty Hàng không Hải Âu và ông Trần Trọng Kiên để lập liên doanh tại Việt Nam, chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng thị trường. Ông Kiên hiện là CEO Gumin, đồng thời là Chủ tịch kiêm CEO Thiên Minh Group (TMG) - công ty mẹ của Hải Âu.
Khi đó, theo Bloomberg, liên doanh của AirAsia tại Việt Nam sẽ cần vốn đầu tư khoảng 1.000 tỈ đồng (44 triệu USD). Gumin sẽ sở hữu 70% liên doanh này, còn AirAsia nắm phần còn lại.
Tham vọng và thực tế
Nếu tham vọng này thành hiện thực, liên doanh của AirAsia và Hải Âu sẽ là hãng hàng không thứ sáu của Việt Nam, bên cạnh Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, VASCO và "tân binh" Bamboo Airways. Là người mới trên thị trường, Bamboo Airways cũng không xác định cạnh tranh trên "đường bay vàng" Hà Nội - TP.HCM mà hướng tới thị trường ngách với mạng bay ở địa phương.
Việt Nam là quốc gia mới nhất thu hút AirAsia trong chiến dịch xây dựng một hãng bay giá rẻ trên toàn châu Á. Tốc độ tăng trưởng hành khách đi máy bay tại Việt Nam là 28%, gấp ba các quốc gia Đông Nam Á khác. AirAsia cho biết đây cũng là thị trường có lượng khách bay nội địa tăng gấp đôi từ năm 2013. Tầng lớp có thu nhập trung bình tại đây cũng sắp chạm mốc một phần tư dân số.
Nhiều năm nay, AirAsia cũng liên tục lập công ty con tại Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản. Hãng bay này đã đặt hàng trăm máy bay trị giá nhiều tỷ USD từ Airbus để phục vụ nhu cầu tăng trưởng, đồng thời lên kế hoạch bán mảng cho thuê máy bay để có thêm tiền mặt.
Công ty Cổ phần hàng không Hải Âu thành lập năm 2011 giữa Thiên Minh Group (TMG) cùng một đơn vị khác trong ngành lữ hành. Hải Âu cung cấp dịch vụ du lịch bằng thuỷ phi cơ, bay dịch vụ (Air taxi)... Năm 2013, Thiên Minh trở thành cổ đông đa số của Hải Âu sau thương vụ mua lại 89% cổ phần công ty này (trị giá 54 tỉ đồng).