Thứ Tư | 15/08/2012 15:30
Việt Nam nhạy cảm nhất với lạm phát lương thực
Lương thực chiếm tỷ lệ cao trong giỏ CPI khiến Việt Nam, Hong Kong, và Trung Quốc là những nước nhạy cảm nhất với lạm phát lương thực.
Nếu giá lương thực tiếp tục cao trong các tháng tiếp theo, lạm phát lương thực toàn cầu sẽ tác động đến châu Á vào cuối năm 2012, với độ trễ khoảng 5-7 tháng với hầu hết các nền kinh tế châu Á. Đây là nhận định của ông Tai Hui, trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á của Standard Chatered dựa trên chỉ số giá lương thực CBR/Reuter Food Index.
Ông Hui cho biết mỗi % CBR Food Index tăng thì lạm phát ở Việt Nam tăng 13,7 điểm cơ bản, trong khi lạm phát ở Trung Quốc và Hong Kong tăng 6,3% và 4,9% điểm cơ bản. Những điều này còn không bao gồm tác động thứ cấp do tăng lương cũng như các loại khác.
Kể từ 15/6, CBR/Reuters Food Index tăng khoảng 10%. Trong đó, giá ngũ cốc, cụ thể là ngô, đậu nành và lúa mỳ tăng lần lượt 38%, 24% và 45% từ giữa tháng 6, sau khi đợt hạn hán tồi tệ nhất nửa thế kỷ ở Mỹ. Liên Hợp Quốc cảnh báo, thế giới có thể khan hiếm lương thực như năm 2008 khi giá lương thực tăng quá nhanh. Các quan chức nhóm nền kinh tế lớn G20 dự kiến họp thảo luận các thách thức đối mặt với đột biến giá.
Các nhà kinh tế ở Nomura tuần trước cũng cảnh báo về lạm phát ở châu Á do tỷ lệ lương thực chiếm phần lớn trong CPI. Nếu giá hàng hóa tăng, trong khi tăng trưởng toàn cầu giảm, lạm phát châu Á sẽ tăng lên 4,3% vào quý IV, và 5,6% vào quý II/2013, Rob Subbaraman, kinh tế trưởng khu vực châu Á trừ Nhật Bản của Nomura cho biết.
Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt khan hiếm lương thực đặc biệt là gạo năm 2007, 2008. Lạm phát lương thực ảnh hưởng tới châu Á nhiều hơn các khu vực khác do lương thực chiếm tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng tới 35%, so với 20% ở Mỹ và châu Âu, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, không phải nhà kinh tế nào cũng dự đoán lạm phát lương thực. Frederic Neumann, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á ở HSBC, giữ nguyên quan điểm cho rằng giá lương thực cao không phải vấn đề với các nền kinh tế khu vực. Neumann vẫn dự báo lạm phát khu vực, bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản, trong năm giảm xuống 2,5%, so với 2,7% năm 2011.
Ông Hui cho biết mỗi % CBR Food Index tăng thì lạm phát ở Việt Nam tăng 13,7 điểm cơ bản, trong khi lạm phát ở Trung Quốc và Hong Kong tăng 6,3% và 4,9% điểm cơ bản. Những điều này còn không bao gồm tác động thứ cấp do tăng lương cũng như các loại khác.
Kể từ 15/6, CBR/Reuters Food Index tăng khoảng 10%. Trong đó, giá ngũ cốc, cụ thể là ngô, đậu nành và lúa mỳ tăng lần lượt 38%, 24% và 45% từ giữa tháng 6, sau khi đợt hạn hán tồi tệ nhất nửa thế kỷ ở Mỹ. Liên Hợp Quốc cảnh báo, thế giới có thể khan hiếm lương thực như năm 2008 khi giá lương thực tăng quá nhanh. Các quan chức nhóm nền kinh tế lớn G20 dự kiến họp thảo luận các thách thức đối mặt với đột biến giá.
Các nhà kinh tế ở Nomura tuần trước cũng cảnh báo về lạm phát ở châu Á do tỷ lệ lương thực chiếm phần lớn trong CPI. Nếu giá hàng hóa tăng, trong khi tăng trưởng toàn cầu giảm, lạm phát châu Á sẽ tăng lên 4,3% vào quý IV, và 5,6% vào quý II/2013, Rob Subbaraman, kinh tế trưởng khu vực châu Á trừ Nhật Bản của Nomura cho biết.
Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt khan hiếm lương thực đặc biệt là gạo năm 2007, 2008. Lạm phát lương thực ảnh hưởng tới châu Á nhiều hơn các khu vực khác do lương thực chiếm tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng tới 35%, so với 20% ở Mỹ và châu Âu, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, không phải nhà kinh tế nào cũng dự đoán lạm phát lương thực. Frederic Neumann, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á ở HSBC, giữ nguyên quan điểm cho rằng giá lương thực cao không phải vấn đề với các nền kinh tế khu vực. Neumann vẫn dự báo lạm phát khu vực, bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản, trong năm giảm xuống 2,5%, so với 2,7% năm 2011.
Nguồn CNBC/Khampha