Chủ Nhật | 10/02/2013 12:16

Việt Nam nhập khẩu mặt hàng nào nhiều nhất trong 2012?

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua và tiếp tục thuộc top đầu trong tháng 1/2013.
Năm 2012 đã qua. Trong năm này, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt gần 114 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2011. Đây là kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Vậy đâu là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam trong năm qua?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2012, có 23 mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam có kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thuộc về nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng với hơn 16 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2011 và chiếm hơn 14% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng cũng là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam trong nhiều năm qua. Thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam mặt hàng này là Trung Quốc với kim ngạch 2012 đạt 5,19 tỷ USD; Nhật Bản 3,37 tỷ USD.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2013, nhóm hàng này cũng đứng thứ 2 về kim ngạch nhập khẩu với 1,46 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng trước. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với kim ngạch gần 520 triệu USD.

Đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu năm 2012 là nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với hơn 13 tỷ USD, tăng 67% so 2011.

Đây là 1 trong 3 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh nhất trong năm 2012. So với các năm trước, nhập khẩu nhóm hàng này liên tục tăng với tốc độ từ 30% trở lên.

Trong 2012, mặt hàng này nhập chủ yếu từ Hàn Quốc, Trung Quốc (khoảng 3,3 tỷ USD mỗi nước) và Singapore.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong tháng 1/2013, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch nhập khẩu 1,47 tỷ USD, đứng đầu trong các nhóm hàng. Trong đó, thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn là Trung Quốc với khoảng 410 triệu USD.

Đối với mặt hàng xăng dầu các loại, kim ngạch nhập khẩu năm 2012 đạt 8,96 tỷ USD, giảm 9,3% so 2011.

Thị trường nhập khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam là Singapore với kim ngạch 3,66 tỷ USD, tiếp theo là Đài Loan với 1,27 tỷ USD, Trung Quốc 1,25 tỷ USD.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua. Dù kim ngạch xuất khẩu dệt may luôn đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu nhưng nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này là vải vẫn đang phải nhập khẩu với lượng lớn.

Nhìn trên biểu nhập khẩu 2012, vải các loại là mặt hàng có kim ngạch hơn 7 tỷ USD, và là 1 trong 5 nhóm hàng nhập nhiều nhất trong năm.

Thị trường nhập khẩu chính trong 2012 là Trung Quốc, Hàn Quốc. Trong đó, Trung Quốc chiếm tới hơn 40% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.

Nguồn: Tổng  cục Hải quan
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Mặt hàng nhập khẩu nhiều thứ 5 trong 2012 là sắt thép các loại, với kim ngạch gần 6 tỷ USD, giảm 7,2% so 2011.

Thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam mặt hàng này là Trung Quốc và Nhật Bản với kim ngạch lần lượt khoảng 1,7 tỷ USD và 1,2 tỷ USD.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Đáng chú ý, nếu trong năm 2009, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện còn chưa được ghi nhận trong biểu nhập khẩu thì đến 2012, mặt hàng này đã đứng thứ 6 về kim ngạch nhập khẩu với hơn 5 tỷ USD.

So với 2011, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng trưởng 85% và mức tăng trưởng của 2011 so với 2010 là hơn 80%.

Trong tháng 1/2013, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 0,67 tỷ USD, tăng tới hơn 140% so cùng kỳ 2012.

Thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam về mặt hàng này là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Một số mặt hàng nhập khẩu chính khác của Việt Nam trong 2012 như chất dẻo nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may, da giày; hoá chất; thức ăn gia súc và nguyên liệu; phân bón; linh kiện, phụ tùng ô tô....

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nguồn Khampha


Sự kiện