Việt Nam nằm ở đâu trong bản đồ xếp hạng tín nhiệm châu Á năm 2012?
Theo xếp hạng của S&P, Việt Nam đồng cấp với Mông Cổ trên Sri LanKa, Campuchia, Fiji và Pakistan (mức BB).
Theo xếp hạng của Moody's: Việt Nam đồng cấp với Camphuchia (mức B), trên Pakistan.
Theo Fitch, xếp hạng của Việt Nam ngang Mông Cổ
Tháng 9/2012 Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ của Việt Nam từ “B1” xuống “B2” do rủi ro tiềm tàng đối với các khoản nợ Chính phủ tăng cao xuất phát từ những yếu kém trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó Moody’s dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế sẽ suy yếu trong trung hạn, ảnh hưởng bởi khả năng nới rộng tín dụng trong trung hạn của hệ thống ngân hàng bị giới hạn. Triển vọng dành cho mức xếp hạng mới là “ổn định”.
Hôm 6/6/2012, S&P nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định” khi cho rằng rủi ro đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính của Việt Nam đã suy giảm. Bên cạnh đó, các chỉ báo quan trọng như tăng trưởng tín dụng, dự trữ ngoại hối và lãi suất đã cải thiện trong vòng 18 tháng qua. Tổ chức này cũng giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm ngắn và dài hạn của Việt Nam lần lượt ở mức “B” và “BB-”.
Trước đó, vào ngày 11/5, Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ của Việt Nam ở mức “B+” với triển vọng “ổn định”. Trần xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam cũng được duy trì ở mức “B+” và xếp hạng tín nhiệm ngoại tệ ngắn hạn ở mức “B”. Theo Fitch, mức xếp hạng ‘B+’ và triển vọng ‘ổn định’ cho thấy thành công của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tình trạng mất cân bằng vĩ mô trong năm 2010 và 2011.
Chi tiết xếp hạng tín nhiệm Việt Nam của Moody’s, S&P và Fitch:
Lịch sử 15 năm xếp hạng tín nhiệm của Moody's và S &P bao gồm Việt Nam và các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương:
Nguồn VFPress