Việt Nam muốn gọi thêm vốn nước ngoài để phát triển kinh tế
Việt Nam đang đẩy nhanh việc bán cổ phần trong các công ty nhà nước để tăng nguồn thu và giảm bớt căng thẳng ngân sách, trong khi mong muốn vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay.
Chính phủ Việt Nam dự định bán lượng cổ phiếu gấp 6,5 lần năm ngoái, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television. Nhà nước đã thu được 135.600 tỷ đồng từ hoạt động thoái vốn vào năm 2017.
Trả lời Bloomberg ngày 19.1, Phó Thủ tướng cho biết: "Chúng tôi cần nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn nhưng cũng muốn thu hút các nhà đầu tư tốt, những người có thể giúp các công ty của chúng tôi cải tiến quản trị doanh nghiệp. Ông tiết lộ thêm tài sản mà chính phủ dự định bán sẽ bao gồm các công ty hàng đầu về năng lượng, điện và xăng dầu.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới năm ngoái ở mức 6,8 %. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ công cao đã hạn chế khả năng chi tiêu của chính phủ. Theo HSBC, trong năm nay, nhà nước có thể sẽ phải vượt qua giới hạn nợ 65% của hiến pháp trong năm nay và chỉ ra rằng Việt Nam là một trong những quốc gia phải nhanh chóng khắc phục trình trạng thâm hụt ngân sách.
Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam từng là nhà tuyển dụng lớn nhất, có doanh thu cao nhất và động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Nhưng chính phủ Việt Nam hiện đang kêu gọi sự ủng hộ lớn hơn cho các doanh nghiệp tư nhân.
Chính phủ đang dựa vào tấng lớp trung lưu đang tăng lên và dân số trẻ để thu hút các nhà đầu tư. Cổ phần của 245 công ty nhà nước sẽ được đưa ra chào bán trên thị trường vào năm 2018, trong đó có 4 công ty đã lên kế hoạch chào bán trong trong quý I - Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Dầu Vệt Nam (PV Oil), Tổng công ty Điện lực Dầu khí và Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.
Bộ Công Thương đã bán hơn 53% cổ phần cho Thai Beverage với giá 4,8 tỷ USD vào tháng 12 năm ngoái.
Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn để tư nhân hóa các công ty nhà nước khi mà nhiều công ty trong đó khó định giá. Phó thủ tướng Huệ cũng cho biết Chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch nâng giới hạn sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực bao gồm các ngân hàng, phó thủ tướng nói.
Nợ công và nợ được bảo lãnh công khai sẽ tăng lên 64,2% GDP vào năm 2019 so với mức 62,6% của năm ngoái, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới. Chính phủ có kế hoạch giới hạn thâm hụt ngân sách ở mức 3,7% GDP trong năm 2018 so với mức 3,5% năm 2017.
Tăng trưởng ấn tượng
Phó Thủ tướng cho biết, tăng trưởng kinh tế trong năm 2018 có thể đạt tốc độ tăng trưởng 6,8% trong 2017 - cao hơn một chút so với mục tiêu 6,7% của Chính phủ - bất chấp rủi ro bảo hộ thương mại có thể gia tăng trên thế giới.
Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2010. Ảnh: Bloomberg |
Phó Thủ tướng cũng nhận định rằng nền kinh tế vẫn có thể đối mặt với một số rủi ro và thách thức. Nhưng ông chỉ ra thách thức lớn nhất là “Việt Nam muốn phát triển vừa nhanh vừa cách bền vững vào thời điểm có những chuyển biến khó lường trong nền kinh tế thế giới”. Nền kinh tế Việt Nam, vốn tổng giá trị thương mại cao gấp 1,93 lần so với GDP vào năm 2016, dễ bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn toàn cầu có thể "nhanh chóng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam về thương mại, đầu tư, tiền tệ".