Nguồn ảnh: Mai Nam

 
Phùng Mỹ Thứ Tư | 22/07/2020 15:25

Việt Nam là điểm đến đầu tư nóng nhất châu Á

Việt Nam là điểm đến ưa thích của nguồn vốn FDI, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.

Hấp dẫn các công ty đa quốc gia

Vào đầu tháng 2, khi sự lây lan của virus Corona ở Trung Quốc trở nên đe dọa hơn, Việt Nam đã nhanh chóng đóng cửa biên giới. Nhiều xe tải không thể vận chuyển linh kiện và nguyên liệu từ Trung Quốc đến các nhà máy địa phương ở Việt Nam.

Đây là một vấn đề lớn đối với Samsung - công ty phần cứng của Hàn Quốc, nơi sản xuất hầu hết các thiết bị cầm tay của họ tại Việt Nam. Samsung vừa ra mắt 2 dòng điện thoại thông minh mới ở Mỹ. Samsung không muốn trì hoãn sản xuất. Vì vậy, họ bắt đầu vận chuyển các bộ phận quan trọng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Câu chuyện này nói lên 2 vấn đề. Việt Nam đã nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, với chiến lược theo dõi và cách li triệt để. Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhưng đã có dấu hiệu phục hồi trở lại một cách mạnh mẽ. Việt Nam là một trong số ít quốc gia nơi GDP có khả năng tăng trong năm nay.

Câu chuyện cũng nhấn mạnh tình trạng Việt Nam như là một địa điểm ưa thích cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việt Nam vốn là nơi ưa thích của các nhà máy may mặc lớn. Gần đây, Việt Nam còn trở thành một điểm kết nối chính trong chuỗi cung ứng công nghệ.

Việt Nam không chỉ là con cưng của các công ty đa quốc gia. Đất nước hình chữ S này cũng là điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư ở những thị trường cận biên. Vài thập kỷ trở lại đây, Việt Nam vốn được thừa hưởng nhiều từ tốc độ tăng trưởng mạnh của ngành thương mại toàn cầu. 

Nguồn ảnh: Satoshi Kambayashi.
Nguồn ảnh: Satoshi Kambayashi.

Tác động chính của cuộc khủng hoảng châu Á là điều xác tín cho sự nghi ngờ của giới lãnh đạo rằng việc mở cửa cho phương Tây sẽ dẫn đến thảm họa. Rốt cuộc, Indonesia và Hàn Quốc bị đánh gục, trong khi Việt Nam bị cô lập lại không chịu ảnh hưởng nhiều. 

Cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ thời chính quyền Richard Nixon - ông Peter George Peterson: “Việt Nam nghĩ rằng họ đã bỏ lỡ việc bị trúng đạn vì họ đã không cải tạo đủ để trở thành nạn nhân”. Nguồn ảnh: The Real Deal.
Cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ thời chính quyền Richard Nixon - ông Peter George Peterson: “Việt Nam nghĩ rằng họ đã bỏ lỡ việc bị trúng đạn vì họ đã không cải tạo đủ để trở thành nạn nhân”. Nguồn ảnh: The Real Deal.

Nơi trú ẩn an toàn từ cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ - Trung

Gần đây, một nền kinh tế ổn định đã tăng thêm sức hấp dẫn cho Việt Nam. Nền kinh tế mở ra nhiều cơ hội cho ngoại thương và vốn. Chi phí lương thấp là một lợi thế, nhưng hầu như không phải là duy nhất. Vì vậy, Việt Nam cũng đề nghị giảm thuế hào phóng cho các công ty nước ngoài. Ngân hàng trung ương giữ tiền đồng khá ổn định so với đồng USD, thắt chặt tín dụng ngân hàng, kiểm soát lạm phát ở mức thấp. Việt Nam đã tiếp tục mở cửa cho thương mại. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Kể từ đó, Việt Nam ký thỏa thuận với Nhật Bản và Hàn Quốc, hai trong số các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam.

Tháng trước, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA). FDI tiếp tục tăng.

Lễ ký kết EVFTA vào ngày 30-6 tại Hà Nội. Việt Nam được cho là đi 'tiên phong' thêm một bước và có lợi thế ở khu vực khi ký kết và có các hiệp định thế hệ mới EVFTA và EVIPA được thông qua tại EU. Nguồn ảnh: BBC.
Lễ ký kết EVFTA vào ngày 30-6 tại Hà Nội. Việt Nam được cho là đi 'tiên phong' thêm một bước và có lợi thế ở khu vực khi ký kết và có các hiệp định thế hệ mới EVFTA và EVIPA được thông qua tại EU. Nguồn ảnh: BBC.

Việt Nam tiếp nhận những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore trong năm nay. Việt Nam trở thành điểm lý tưởng cho những sản phẩm vốn trở nên quá đắt đỏ để sản xuất ở Trung Quốc. Đất nước hơn 97 triệu dân này cũng là nơi ẩn náu hoàn hảo cho các công ty muốn kiểm soát ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ - Trung.

Hiện tại, dù đã bước đầu thành công trong cuộc chiến với COVID-19 nhưng Việt Nam vẫn còn gặp một vài khó khăn khi Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn bậc nhất của Việt Nam vẫn đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2.

Có thể bạn quan tâm:

► Nền kinh tế Trung Quốc lớn như thế nào?

► ASEAN +3 tăng cường hợp tác chống lại COVID-19

Nguồn The Economist