Thứ Bảy | 10/05/2014 08:10
Việt Nam đưa căng thẳng với Trung Quốc ra ASEAN
Động thái này mang hy vọng rằng các nước trong khu vực sẽ tìm ra giải pháp chung cho căng thẳng ở Biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh ngày 9/5 đưa việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và hành xử hiếu chiến trong vùng biển Việt Nam ra hội nghị ASEAN, bày tỏ hy vọng các nước trong khu vực sẽ tìm ra giải pháp chung cho căng thẳng ở Biển Đông.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm qua 9/5, tại Naypyidaw, Myanmar, đã diễn ra Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN (SOM) chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 và các hội nghị liên quan. Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, trưởng SOM ASEAN Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị lần này.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đã cập nhật về các diễn biến phức tạp hiện nay ở Biển Đông, trong đó nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 và đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có cả tàu quân sự vào sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 80 hải lý.
Hành động này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC). Các tàu của Trung Quốc còn chủ động đâm và dùng vòi rồng phun nước làm hư hỏng nhiều tàu thuyền, gây thương tích cho thủy thủ trên tàu của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Phạm Quang Vinh, tình hình vi phạm nêu trên là rất nghiêm trọng, phương hại đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực cũng như các nỗ lực củng cố lòng tin trong khu vực. Việt Nam cho rằng ASEAN cần phải có tiếng nói chung trước tình hình nghiêm trọng trên, nhấn mạnh yêu cầu phải nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982, trong đó có các quy định của Công ước về tôn trọng vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển.
Trong khi đó, các nước ASEAN cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình phức tạp ở Biển Đông và kiến nghị ASEAN cần phải thể hiện lập trường thống nhất, trong đó yêu cầu các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển LHQ 1982 (UNCLOS), thực hiện nghiêm túc và đầy đủ DOC, nhấn mạnh sự cấp thiết phải sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để bảo đảm tốt hơn cho hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực. Hiện có bốn quốc gia ASEAN tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Philippines dự kiến cũng sẽ đưa căng thẳng với Trung Quốc ra hội nghị lần này nhằm vận động sự ủng hộ của láng giềng trước những hành động leo thang gần đây của Bắc Kinh.
Các hội nghị cấp Bộ trưởng của ASEAN sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày mai và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 sẽ chính thức khai mạc ngày 11/5. Thứ trrưởng Phạm Quang Vinh khẳng định Việt Nam sẽ đóng góp tích cực và trách nhiệm vào các nội dung ưu tiên của ASEAN, và vào việc đoàn kết bảo đảm thành công của các hội nghị.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm qua 9/5, tại Naypyidaw, Myanmar, đã diễn ra Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN (SOM) chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 và các hội nghị liên quan. Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, trưởng SOM ASEAN Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị lần này.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đã cập nhật về các diễn biến phức tạp hiện nay ở Biển Đông, trong đó nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 và đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có cả tàu quân sự vào sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 80 hải lý.
Hành động này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC). Các tàu của Trung Quốc còn chủ động đâm và dùng vòi rồng phun nước làm hư hỏng nhiều tàu thuyền, gây thương tích cho thủy thủ trên tàu của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Phạm Quang Vinh, tình hình vi phạm nêu trên là rất nghiêm trọng, phương hại đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực cũng như các nỗ lực củng cố lòng tin trong khu vực. Việt Nam cho rằng ASEAN cần phải có tiếng nói chung trước tình hình nghiêm trọng trên, nhấn mạnh yêu cầu phải nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982, trong đó có các quy định của Công ước về tôn trọng vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển.
Trong khi đó, các nước ASEAN cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình phức tạp ở Biển Đông và kiến nghị ASEAN cần phải thể hiện lập trường thống nhất, trong đó yêu cầu các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển LHQ 1982 (UNCLOS), thực hiện nghiêm túc và đầy đủ DOC, nhấn mạnh sự cấp thiết phải sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để bảo đảm tốt hơn cho hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực. Hiện có bốn quốc gia ASEAN tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Philippines dự kiến cũng sẽ đưa căng thẳng với Trung Quốc ra hội nghị lần này nhằm vận động sự ủng hộ của láng giềng trước những hành động leo thang gần đây của Bắc Kinh.
Các hội nghị cấp Bộ trưởng của ASEAN sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày mai và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 sẽ chính thức khai mạc ngày 11/5. Thứ trrưởng Phạm Quang Vinh khẳng định Việt Nam sẽ đóng góp tích cực và trách nhiệm vào các nội dung ưu tiên của ASEAN, và vào việc đoàn kết bảo đảm thành công của các hội nghị.
Nguồn VnExpress