Thứ Hai | 09/06/2014 15:53

Việt Nam đồng mạnh hay yếu?

Giá trị thực của Việt Nam đồng đang tăng lên, gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu.
Đồng Việt Nam là một tiền tệ yếu? Câu trả lời không đơn giản bởi thực tế có nhiều hiện tượng dễ gây nhầm lẫn về giá trị thực của tiền.

Hiện tượng thứ nhất thường phổ biến trong cuộc sống thường ngày khi một người tiêu dùng cần mất nhiều tiền hơn để mua một loại hàng hóa nào đó. Dẫn đến tâm lý cho rằng, tiền đang mất giá. Nhưng đó là mất giá về mặt danh nghĩa do lạm phát tăng cao.

gafin

Hiện tượng thứ hai được quan sát từ biến động tỷ giá. Tỷ giá USD/VND một năm qua tăng từ khoảng hơn 20.800 đồng đổi 1 USD vào đầu năm 2013 lên khoảng 21.100 đồng đổi 1 USD vào đầu năm 2014. Chưa kể tới việc tỷ giá đột ngột tăng nóng do diễn biến căng thẳng trên biển Đông suốt hơn 1 tháng qua. Ngày 5/6, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) áp giá bán USD kịch trần ở mức 21.246 đồng/USD.

Như vậy đồng nghĩa với việc cần nhiều VND hơn để đổi 1 USD và dễ dàng đi đến kết luận VND đang mất giá.

Việt Nam nằm ở vùng màu đỏ - thể hiện sự định giá cao so với giá trị thực so với USD
Việt Nam nằm ở vùng màu đỏ - thể hiện sự định giá cao hơn giá trị thực 38,5% so với USD (Nguồn: Big Mac index/The Economist)

Theo chỉ số Big Mac Index của The Economist (cập nhật đến tháng 1/2014), đồng Việt Nam (VND) đang được định giá thấp hơn giá trị thực 38,5% so với đô-la Mỹ, 42,7% so với Euro và 38,5% so với Bảng Anh.

Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện trên đều chỉ thể hiện cho giá trị danh nghĩa của VND và không đồng nghĩa với việc VND là một tiền tệ yếu.

Trái lại, theo kết quả nghiên cứu mới công bố của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) năm 2014, giá trị thực của VND có xu hướng chung là tăng trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay và còn tăng tiếp trong những năm sau.

Về lý thuyết, khi giá trị thực của đồng nội tệ tăng cao, chi phí sản xuất trong nước cũng tăng theo, sản phẩm xuất khẩu cũng trở nên đắt hơn tương đối so với quốc gia khác. Sự đánh đổi của một quốc gia khi có một đồng nội tệ mạnh chính là sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo định nghĩa của OECD (2010), là tỷ giá giữa đồng nội tệ với các đồng tiền ngoại tệ của các nước khác với quyền số là tỷ trọng thương mại hoặc thanh toán quốc tế của nước đó với các nước kia.được tính dựa trên NEER và điều chỉnh để loại bỏ lạm phát.

:UBKTQH và UNDP, 2013. . Ch.2.

Để nhận biết giá trị thực của đồng nội tệ, có thể sử dụng tỷ giá hối đoái thực đối với các ngoại tệ chính. Chẳng hạn, có thể sử dụng tỷ giá thực để theo dõi giá trị thực của đồng nội tệ của Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp trên là phải theo dõi biến động giá trị thực đối với từng cặp tiền tệ cơ sở, chẳng hạn giữa USD/VND hay EUR/VND,...

Để khắc phục nhược điểm trên, việc sử dụng hai chỉ số tỷ giá hữu hiệu danh nghĩa (NEER) và tỷ giá hữu hiệu thực (REER) là cần thiết để giá trị đồng nội tệ có thể được phản ánh cùng một lúc trong mối tương quan về tỷ giá so với các đồng tiền của các đối tác thương mại chính.

Việt Nam hiện không công bố chính thức số liệu NEER hay REER. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã tính toán NEER và REER của Việt Nam và cho ra kết quả với xu hướng biến động thống nhất, dù có thể con số cụ thể khác nhau do phạm vi và tần suất số liệu sử dụng khác nhau.

Nghiên cứu của VEPR (2014) chỉ ra rằng, NEER chỉ tăng nhẹ trong hai năm 2014 và 2015 nhưng REER sẽ tăng liên tiếp với tốc độ mạnh hơn NEER trong cùng kỳ. Qua đó, tiếp tục xu hướng gia tăng khoảng cách giữa NEER và REER vốn đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2004, chủ yếu do tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng cao kể từ thời điểm này.

Gafin

Bên cạnh đó, REER ngày càng tăng cao cho thấy giá trị thực của VND sẽ không ngừng tăng. Hệ quả là, khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ bị suy giảm. VEPR (2014) cũng đưa ra cảnh báo, nếu REER giảm 2-3% những vẫn còn mạnh, thì sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
Để cải thiện REER, cơ quan điều hành có thể phá giá đồng nội tệ hoặc làm giảm lạm phát. Trong trường hợp của Việt Nam, nếu lựa chọn phá giá nội tệ thì có thể đẩy lạm phát tăng cao hơn. Nhưng để lạm phát giảm xuống thì buộc phải chấp nhận tăng trưởng yếu đi cùng với sự thắt chặt tiền tệ và (hoặc) tài khóa.

Trong phát biểu cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Nguyễn Văn Bình đã khẳng định: “Để có thể khuyến khích xuất khẩu, để đồng Việt Nam không bị định giá quá cao, thì việc Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh tỷ giá ở mức độ phù hợp cũng là việc xã hội rất quan tâm".

Chuyện giá trị thực của đồng Việt Nam ở mức cao, một mặt luôn là thách thức đối với công tác điều hành chính sách tiền tệ nói chung và mặt khác, cũng là thách thức đối với sức cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam. Khi xu hướng thương mại tự do mở rộng, Việt Nam sẽ có cơ hội đón nhận những cơ hội, đồng thời cũng phải đối đầu với những thách thức.

Để thành công, khả năng cạnh tranh của hàng hóa phục vụ xuất khẩu và cả hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước đều cần được chú trọng. Một đồng nội tệ có giá trị thực quá cao sẽ gây bất lợi cho khả năng cạnh tranh cần có của nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của quá trình tự do hóa mới.

Nguồn Gafin/Theo DVO


Sự kiện