Ogilvy chính thức khởi động Tuần Lễ Ogilvy Việt Nam 2019 với sự ra mắt của Content Studio.
Việt Nam: “Đấu trường" hấp dẫn các thương hiệu
Trải qua một chặng đường dài xây dựng và phát triển tới nay, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng “thần tốc” với tiềm lực lớn trong lĩnh vực công nghệ (Điều này đã được chỉ ra trong báo cáo V12– nghiên cứu xác định 12 thị trường tăng trưởng nhanh của Ogilvy).
Nhờ các chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư vào nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất, Việt Nam hiện nay được đánh giá là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển.
Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng
Sự tăng cường cơ giới hóa có tiềm năng thúc đẩy năng suất của ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam trong thời gian ngắn mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của thị trường lao động. Ngoài ra, còn có những cơ hội tiềm tàng chưa được tận dụng trong nông nghiệp (ngành chiếm gần 20% GDP Việt Nam), đặc biệt là các giải pháp canh tác, tự động hóa và dựa trên sức mạnh của dữ liệu.
Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp đã được dự đoán trước này, Chính phủ Việt Nam tập trung đầu tư nhiều vào phát triển nguồn nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng. Trong đó, việc giáo dục và phổ cập internet rộng rãi với giá cả phải chăng được đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo dân số trẻ Việt Nam đang tăng nhanh được trang bị đầy đủ để sẵn sàng hội nhập trong thời đại mới.
Kỹ thuật số là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Việt
Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp đáng kể vào sự phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam. Đồng thời, các công ty viên thông cũng chào đón các đối tác quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tiềm năng này.
Việt Nam hiện là nước dẫn đầu khu vực về an ninh mạng, với tỷ lệ sử dụng dịch vụ này lên tới 88%, cao hơn mức trung bình trong khối ASEAN. Gần đây, Chính phủ cũng đã ban hành một dự luật mới về bảo mật kỹ thuật số để tăng cường bảo vệ an ninh mạng trong khu vực. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ triển khai một hệ thống để giảm thiểu lỗ hổng bảo mật vào năm 2020.
Người Việt sẵn sàng đón nhận các công nghệ mới với thái độ tích cực. Theo khảo sát của Cisco, các doanh nghiệp công nghệ thông tin tốp đầu tại Việt Nam ngày càng tự tin vào các chiến lược chuyển đổi kỹ thuật của họ khi so sánh với đối tác tại các quốc gia khác. Và một số lượng lớn các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực nâng cấp các hệ thống nhằm nâng cao vị thế về an ninh mạng của họ.
Có thể nhận thấy cả các tập đoàn đa quốc gia và công ty nhỏ cũng áp dụng cách tiếp cận chủ động này với chuyển đổi kỹ thuật số. Doanh nghiệp Việt đã và đang nỗ lực để tận dụng sức mạnh của công nghệ đám mây và tự động hóa vào quá trình vận hành.
Thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ lớn
Nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng cao giúp Việt Nam trở thành lựa chọn số 1 của các nhà bán lẻ. Bên cạnh đó, các tập đoàn quốc tế như Lotte và AEON cũng dành nguồn lực đáng kể để mở mang khái niệm “Tập đoàn bán lẻ”. Điều này đã dẫn đến các mô hình đại siêu thị - mô hình mua sắm và giải trí với loạt chương trình khuyến mãi và hàng hóa nhập khẩu.
Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Kantar, mặc dù tần suất mua sắm và chi tiêu trung bình đều tăng, tuy nhưng vẫn có tới 53% người tiêu dùng Việt đang chờ đợi để được tham gia vào mô hình tiềm năng này.
Sự thiếu vắng các chiến lược xây dựng thương hiệu tại Việt Nam đang tạo ra cơ hội lớn
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, người tiêu dùng quốc tế lại gần như không biết rằng những sản phẩm họ đang mua hàng ngày có nguồn gốc từ Việt Nam. Một lí do cho vấn đề đó là bởi các sản phẩm thường được xuất khẩu mà không có dấu ấn của thương hiệu trên bao bì
Khi Việt Nam hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết, đặc biệt là việc tranh chấp thương hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc họ cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của thương hiệu như một tài sản vô hình và là thành phần cốt lõi trong việc tạo dựng các giá trị kinh doanh.
Các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là các nhà xuất khẩu phải ưu tiên xây dựng thương hiệu ngay từ những ngày đầu bằng việc đăng ký thương hiệu trong cả khu vực nội địa lẫn quốc tế. Tại các quốc gia phát triển, những ngành công nghiệp thâm dụng, sở hữu bản quyền đóng góp khoảng 50% vào GDP, trong khi con số này chỉ đạt 25% tại các quốc gia đang phát triển.
Khi mà tự động hóa và chuyển đổi công nghệ đang “gõ cửa” Việt Nam, đồng thời cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu cũng đang ngày càng trở nên “nóng" hơn thì việc xây dựng thương hiệu sẽ là “chìa khóa” tăng trưởng của mọi doanh nghiệp.
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, giờ đây, Ogilvy Việt Nam tự hào trở thành một trong những công ty truyền thông – quảng cáo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với hơn 200 nhân viên hiện đang công tác tại hai thành phố lớn - Hà Nội và Hồ Chí Minh. Ogilvy Việt Nam được đánh giá là một đơn vị đầu ngành trong tạo dựng thương hiệu bằng việc áp dụng những chiến lược hàng đầu trên mọi lĩnh vực của truyền thông marketing. Diễn ra từ 15/3 đến 22/3 tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Tuần lễ Ogilvy Việt Nam sẽ thu hút sự góp mặt của hơn 100 lãnh đạo của tập đoàn, từ các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm một loạt các chương trình thảo luận xoay quanh các vấn đề: chuyển đổi kỹ thuật số, chìa khóa mở cửa tương lai cho ngành sáng tạo, case study về OS “Operating System” (Hệ Điều Hành) độc quyền của Ogilvy, giới thiệu các sản phẩm tốt nhất trong mảng tiếp thị truyền thông và phân tích sự ảnh hưởng từ khắp các thị trường tại những thị trường mà Ogilvy hoạt động. Cũng trong sự kiện này, một cuộc thảo luận trực tuyến với 3 Giám đốc Sáng tạo của Tập đoàn Ogilvy và Ogilvy Việt Nam sẽ được tổ chức, để bàn luận về những xu hướng sáng tạo mới nhất cũng như giới thiệu những sản phẩm nổi bật của Ogilvy trên thị trường nội địa và quốc tế. |