Việt Nam đang ở ranh giới giữa ngưng trệ và phát triển
Theo ông Sato Motonubu, với cơ sở kinh tế - công nghiệp hiện nay của Việt Nam, để có thể vừa duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô, vừa đạt mục tiêu tăng trưởng 6-7% là gần như không thể.
Số lượng công ty thành viên gia nhập Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản tại thời điểm tháng 10/2013 là 1.261 công ty, tháng 6/2013 là 1.213 công ty (tăng 160 công ty so với cùng kỳ năm trước và gấp đôi thành viên năm 2007). |
Việt Nam cần xác định rõ và giải quyết từng yếu tố một đang gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế, như vấn đề giải quyết nợ xấu. Việc VAMC đã quyết định mua một phần nợ xấu của Agribank – ngân hàng lớn của Việt Nam được đánh giá rằng đã bắt đầu có định hướng giải quyết vấn đề nợ xấu.
Số lượng gia tăng các vụ phá sản doanh nghiệp tại thời điểm tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng 2% nhưng vẫn cần các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế một cách nhanh chóng.
Theo Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản, cần phải tái cơ cấu triệt để các doanh nghiệp Nhà nước. Trong khi các DNNN có thể xin cấp vốn từ các tổ chức tài chính thì các DN tư nhân xin vay vốn vô cùng khó khăn. Điều này sẽ khiến dòng vốn chảy đến những DNNN có hiệu suất kinh doanh thấp và năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ không còn. Việc bán doanh nghiệp nhà nước hay tái cơ cấu ngân hàng là cấp thiết nhưng vẫn phải suy tính xem sẽ gây ra những ảnh hưởng gì, đặc biệt ngành sản xuất trở nên thế nào.
Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản hoài nghi liệu Chính phủ Việt Nam có cần giữ cổ phần tại những DNNN có lợi nhuận hay không.
Theo số liệu mới nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam tăng dần trong 3 năm liên tiếp, tại thời điểm tháng 10/2013, đầu tư mới và đầu tư mở rộng từ doanh nghiệp Nhật đạt 4,84 tỷ USD, đứng thứ nhất các nước và vùng lãnh thổ.
Nguồn CafeF