Việt Nam đã thu hút được khoảng 300 triệu USD trên thị trường chứng khoán
Báo cáo tại Diễnđàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF 2013) hị trường vốncủa Việt Nam vẫn còn nhỏ với quy mô khoảng 40 tỷ đô la. Với quy mô này, theo các phân tích đánhgiá, Việt Nam thuộc loại thị trường vốn chưa phải là thị trường mới nổi. Tổng mức tài sản được quảnlý bởi các công ty quản lý quỹ trong nước trên dưới 1 tỷ đô la, so sánh với Thái Lan là trên 60 tỷđô la.
Theo số liệu của nhóm công tác thị trường vốn, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã thu hút được khoảng300 triệu đô la Mỹ trên thị trường chứng khoán, đạt con số của cả năm ngoái. Còn thị trường tráiphiếu đã thu hút được khoảng 500 triệu đô la Mỹ trong 12 tháng vừa qua.
Tuy nhiên, nhóm công tác đánh giá rằng, các chỉ số này là hết sức khiêm tốn so với mức đầu tư nướcngoài (FDI) và so với các nước trong khu vực.
Một lý do chính là các giới hạn đối với nhà đầu tư nước ngoài, điển hình là trong 30 doanh nghiệpniêm yết lớn nhất của Việt Nam thì có đến 12 doanh nghiệp hết room và không thể huy động vốn từ cácnhà đầu tư nước ngoài. Điều quan trọng là những hạn chế về đầu tư nước ngoài được nhanh chóng loạibỏ theo cam kết WTO của Việt Nam.
"Nếu hạn chế là không thể tránh khỏi, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cần được cho phép để tạora một môi trường minh bạch cho các giao dịch diễn ra" - Nhóm công tác kiến nghị.
Bên cạnh đó, nhóm cũng đưa ra chuỗi các biện pháp nhằm tăng cường huy động vốn từ người dân, cụ thểtập trung vào sự phát triển của các quỹ mở và quỹ hưu trí; Nhanh chóng thành lập các tổ chức địnhmức tín nhiệm và bổ sung cho hạ tầng của thị trường để Việt Nam thực sự có thể tạo điều kiện chocác doanh nghiệp phát hành trái phiếu; Tiếp tục rà soát các quy định về thuế và kế toán để nhữngbáo cáo của các chủ thể trên thị trường càng ngày càng công khai và minh bạch hơn…
Khánh Linh
Nguồn CafeF