Việt Nam có tới 3 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp được Forbes vinh danh
Đây là giải thưởng của Forbes Asia trao tăng cho các,. Để nhận giải thưởng này, doanh nghiệp phải đạt những tiêu chí như doanh thu từ doanh thu từ 5 triệu USD đến 1 tỷ USD, lợi nhuận trên bình quân vốn chủ sở hữu (ROE) và biên lợi nhuận trước thuế lớn hơn 10%. Ngoài ra, tăng trưởng doanh thu dương và lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) phải dương trong năm tài chính vừa qua và 3 năm trở lại đây; nợ dưới 75% vốn chủ sở hữu. Điều kiện cuối cùng là doanh nghiệp lựa chọn phải niêm yết ít nhất 1 năm.
Ba doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng Forbes Châu Á lần này gồm CTCP Giống Cây trồng Trung ương (NSC), CTCP Giống cây trồng miền Nam (SSC) và CTCP Xuyên Thái Bình (PAN).
Tổng giám đốc công ty NSC, PAN và Phó chủ tịch HĐQT SSCnhận giảithưởng của Forbes Asia
NSC và SSC là hai công ty giống cây trồng hàng đầu Việt Nam, còn PAN là công ty đã khẳng định tăng cường đầu tư vào các doanh nghiệp nông nghiệp, thủy sản và chế biến thực phẩm tiêu dùng hàng đầu thông qua các kế hoạch mua lại và hợp nhất. Cho đến nay, PAN đã mua lại ABT, là công ty liên kết của AGF và vừa thông qua kế hoạch huy động vốn thêm 650 tỷ để theo đuổi chiến lược mua lại và hợp nhất các doanh nghiệp trong lĩnh vực nêu trên.
Những công ty khác lọt vào danh sách của Forbes còn có CTCP Khoáng sản Bình định (BMC), CTCP Đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ (DVP), CTCP Sách Giáo dục tại Hà Nội (EBS), CTCP Đường Ninh Hòa (NHS), CTCP Đại lý Vận tải SAFI (SFI), CTCP Bao bì Dầu thực vật (VPK), CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (VSC).
Các doanh nghiệp Việt Nam trong lễ trao giải của Forbes
3 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trong tổng số 10 doanh nghiệp Việt Nam lọt vào Top 200 doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á một lần nữa khẳng định thế mạnh cũng như tiềm năng phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Nông sản của Việt Nam đang ngày càng có có vị thế lớn trên thị trường thế giới. Điều đó được thể hiện qua việc Việt Nam đứng vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu và điều, đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê và gạo, đứng thứ tư về xuất khẩu cao su và đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản.
Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia cho rằng ngành nông nghiệp vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng của mình.
Trong một bài phát biểu gần đây, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết nông sản xuất khẩu chịu giá thấp so với mức bình quân của thế giới, nông sản xuất khẩu chủ yếu chưa qua chế biến, doanh nghiệp trong nước chưa có sự kết nối trong khi doanh nghiệp nước ngoài lấn sân thị trường nội địa.
Điều đó cho thấy, tiềm năng của ngành này sẽ tiếp tục được khai phá và phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới khi được sự quan tâm đúng mức của chính phủ và sự đồng hành, gắn kết của các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp.
Nguồn NDH