Việt Nam bị EC nhắc nhở về nạn đánh bắt cá phi pháp
Quyết định ngày 23.10 của Ủy ban Châu Âu (EC) cũng chỉ ra những thiếu xót, như việc thiết một hệ thống xử phạt hiệu quả nhằm răn đe những hành động đánh bắt hải sản phi pháp, không báo cáo và không theo quy định cũng như thiếu hành động cần thiết nhằm xử lý các hoạt động đánh bắt cá trái phép được thực hiện bởi những tàu cá Việt Nam tại vùng biển của các nước láng giềng, trong đó có các quốc đảo nhỏ đang phát triển ở Thái Bình Dương.
Cao ủy về Môi trường, Các vấn đề Hàng hải và Nghề cá của EU, ông Karmenu Vella, cho biết, cảnh báo đã thể hiện cam kết vững chắc của mình nhằm chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp trên toàn cầu.
“Chúng tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam nỗ lực hơn trong cuộc chiến này để chúng tôi có thể nhanh chống bảo lưu lại quyết định trên, đồng thời đang đề nghị cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam”, ông Karmenu Vella cho biết thêm.
EC đang tiếp tục cuộc chiến chống lại nạn đánh bắt hải sản phi pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU fishing) trên phạm vi toàn thế giới.
Ở giai đoạn này, quyết định trên không bao hàm biện pháp nào gây ảnh hưởng tới thương mại. “Thẻ vàng” đưa ra được coi như một lời cảnh báo và vẫn mở ra khả năng để Việt Nam tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện tình hình trong một khoảng thời gian hợp lý.
Nhằm thực hiện việc này, Ủy ban đã đề xuất một kế hoạch hành động nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc xử lý những thiếu sót đã được xác định.
Quyết định của Ủy ban là kết quả của một quá trình phân tích kỹ lưỡng và cân nhắc thỏa đáng tới trình độ phát triển của Việt Nam. Quyết định đã phải trải qua một quá trình dài gồm các cuộc thảo luận không chính thức với các cơ quan thẩm quyền Việt Nam kể từ năm 2012.
Theo đó, các cơ quan này của Việt Nam hiện đã được mời tham gia vào một thủ tục đối thoại chính thức nhằm giải quyết những vấn đề đã được xác định và thực hiện kế hoạch hành động nêu trên.
Hằng năm có khoảng 11 tới 26 triệu tấn cá, hay tương đương ít nhất 15% sản lượng khai thác trên thế giới, đã bị đánh bắt một cách bất hợp pháp. Sản lượng này trị giá từ 8-19 tỉ euro.
Là một nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, EU không mong muốn bị liên quan tới và phải chấp nhận những sản phẩm như vậy được đưa vào thị trường mình. ‘Quy định về IUU’ có hiệu lực kể từ năm 2010 là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến với nạn đánh bắt cá trái phép nhằm đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm thủy sản được chứng nhận là hợp pháp mới có thể tiếp cận thị trường EU.
Chống lại đánh bắt cá trái phép là một phần trong cam kết của EU nhằm đảm bảo việc khai thai biển và các nguồn lợi thủy sản một cách bền vững như đã được nêu trong Nghị trình Quản trị Đại dương Quốc tế.
Các sản phẩm thủy sản bền vững và cuộc đấu tranh với nạn đánh bắt hải sản phi pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cũng là một trong những chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị quốc tế Đại dương lần thứ 4 do Liên minh châu Âu chủ trì tổ chức tại Malta từ ngày 5-6 tháng 10.2017.
Hằng năm có khoảng 11 tới 26 triệu tấn cá, hay tương đương ít nhất 15% sản lượng khai thác trên thế giới, đã bị đánh bắt một cách bất hợp pháp. Sản lượng này trị giá từ 8-19 tỉ euro. |