Thứ Năm | 31/10/2013 15:46

Việt-Mỹ đối thoại chính sách quốc phòng thường niên lần 4

Hai bên đề xuất giải pháp nhằm đưa quan hệ quốc phòng song phương lên ngang tầm mối quan hệ đối tác toàn diện.
Đối thoại chính sách quốc phòng thường niên Việt-Mỹ lần thứ 4 đãkết thúc ngày 30/10 tại thủ đô Washington.

Dưới sự đồng chủ trì của Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ VikramSingh và Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh, hai bên đã thảo luận một số nội dung và đềxuất giải pháp nhằm đưa quan hệ quốc phòng song phương lên ngang tầm mối quan hệ đối tác toàn diệnđược xác lập trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang vào tháng 7 vừa qua. Phóng viên ĐàiTNVN tại Mỹ phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh về kết quả cụ thể của vòng đối thoại lầnnày.

PV: Thưa Thứ trưởng, xin ông cho biết cuộc đối thoạilần này có những điểm gì mới và nổi bật so với 3 cuộc đối thoại trước đó?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Đối thoại chính sáchquốc phòng lần này cũng có hai nội dung lớn.

Một là trao đổi tình hình quốc tế và khu vực liên quan đến tìnhhình quốc phòng và an ninh của mỗi nước.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh

Hai là thảo luận, đi đến thống nhất những nội dung hợp tác trong năm sau.

Tuy nhiên, cuộc đối thoại lần thứ 4 này diễn ra trong một bối cảnhđặc biệt, đó là Việt Nam và Mỹ đã xác lập mối quan hệ đối tác toàn diện.

Vì vậy, quan hệ quốc phòng cũng phải có bước phát triển mới để phùhợp với quan hệ của hai quốc gia là đối tác toàn diện của nhau.

Trong cuộc đối thoại lần này, các quan chức phía Mỹ có hỏi tôi vềsự khác biệt giữa quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ trước và sau khi hai nước trở thành đối tác toàndiện.

Theo ý kiến cá nhân, mối quan hệ đó khác nhau ở hai điểm lớn. Mộtlà chúng ta phải xây dựng cho được lòng tin chiến lược giữa hai nước, xuất phát từ các cơ quan, cácBộ, ban ngành như Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao.

Lòng tin ấy được bắt đầu từ lãnh đạo cấp cao của hai quốc gia nhưngquan trọng nhất, cơ bản nhất là phải bắt đầu từ những người dân.

Người dân Mỹ, người dân Việt Nam phải có lòng tin là dù chúng ta cómột lịch sử rất phức tạp nhưng vẫn có một tương lai hợp tác tốt.

Hai là, để có mối quan hệ tương xứng với đối tác toàn diện thì hợptác phải mang lại hiệu quả thực tế và đi vào những lĩnh vực, nội dung mà người dân của hai nướcđang thực sự cần, đó là khắc phục hậu quả chiến tranh.

PV: Trong cuộc đối thoại lần này, hai bên đã tập trung vàonhững vấn đề và giải pháp nào để có thể đóng góp vào mối quan hệ tổng thể giữa Việt Nam vàMỹ trong bối cảnh hai nước đã xác lập mối quan hệ đối tác toàn diện, thưaông?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Các giải pháp cũng nhưnội dung đưa ra và thống nhất để đi đến hợp tác không nằm ngoài những nội dung của Bản ghi nhớ quốcphòng song phương mà hai nước đã ký năm 2011.

Tuy nhiên, có một số nội dung cần phải làm sâu sắc hơn, chẳng hạnnhư hợp tác về khắc phục hậu quả chất độc dioxin, hậu quả bom mìn, đặc biệt là việc tìm kiếm hàicốt người Mỹ mất tích và cung cấp thông tin để tìm kiếm hài cốt của bộ đội Việt Nam mất tích.

Đây là một nội dung trọng tâm mà chúng ta đã thực hiện rất tốt từnhiều năm trước nhưng trong bối cảnh mới thì cần phải làm tốt hơn nữa.

Một lĩnh vực cũng được hai bên rất quan tâm là hợp tác tại các diễnđàn đa phương, đặc biệt là tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), được bắt đầu từnăm 2010 và hai bên cũng rất hài lòng.

Tuy nhiên, việc đem lại kết quả thiết thực cho các nước ASEAN nóichung cũng như Việt Nam nói riêng còn hạn chế, do vậy cần phải làm sâu sắc hơn.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì cũng cần làm tốt hơn nữanhững điểm mới, ví dụ lần này chúng ta và Mỹ xác định sẽ hợp tác chặt chẽ trong việc Việt Nam thamgia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Mỹ là một quốc gia có kinh nghiệm, có tiếng nói trong hoạt động gìngiữ hòa bình, Do vậy, sự hỗ trợ, hợp tác của Mỹ mang lại lợi ích cho Việt Nam nhưng cũng đem lạilợi ích cho chính Mỹ trong chiến lược tái cân bằng của họ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

PV: Thưa ông, Việt Nam và Mỹ đã hợp tác rấtchặt chẽ trong việc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh, vậy vấn đề này đã được đề cập nhưthế nào trong cuộc đối thoại lần này?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Trước hết, phải nóirằng trong vấn đề phối hợp tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh thì Bộ Quốc phòng,Bộ Ngoại giao, Quốc hội và nhân dân Mỹ đã thừa nhận, Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể và đâylà một hình mẫu về khắc phục hậu quả chiến tranh.

Chúng tôi đi đâu, gặp giới nào thì họ cũng đều cảm ơn Chính phủ,các cơ quan và từng người dân Việt Nam đã giúp tìm hài cốt của người Mỹ mất tích mà không đưa rabất kỳ điều kiện gì.

Ngược lại, phía Mỹ cũng phải có trách nhiệm đối với chúng ta nhưcung cấp thông tin về bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh, trao trả kỷ vật trong chiến tranhhay nói xa hơn nữa là khắc phục hậu quả bom mìn.

Nói một cách công bằng, phía Mỹ cũng đã có sự hỗ trợ, hợp tác tíchcực đối với Việt Nam, nhưng sự hợp tác ấy vẫn chưa đủ vì hậu quả chiến tranh hiện còn quá lớn.

Ví dụ, Mỹ chỉ có vài nghìn người mất tích nhưng Việt Nam hiện còn300.000 bộ đội mất tích. Ngoài ra, lượng bom đạn Mỹ để lại Việt Nam vô cùng lớn và nếu với tốc độrà phá như hiện nay thì phải mất hàng trăm năm nữa chúng ta mới có thể làm sạch diện tích đất đaibị nhiễm bom mìn.

Cũng phải công bằng mà nói, Mỹ có trách nhiệm và cũng đã hợp táctốt với chúng ta trong thời gian vừa qua nhưng điều Việt Nam cần là trách nhiệm lớn hơn, đầy đủ hơnvà không phải chỉ dùng nguồn lực của một cơ quan nào đó của Mỹ.

Chúng tôi muốn từng người dân Mỹ hiểu và có trách nhiệm nói vớiChính phủ Mỹ là cần phải hợp tác mạnh mẽ với Việt Nam trong vấn đề này.

Đây là một nội dung trao đổi trong cuộc đối thoại lần này và phíaMỹ cũng thống nhất rằng cần phải tăng cường tuyên truyền, và tuyên truyền một cách khách quan trongnhân dân Mỹ để chúng ta có được một tiếng nói chung.

Một điểm rất đặc biệt trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh giữaViệt Nam và Mỹ là ở chỗ nếu làm tốt việc này thì chúng ta không chỉ hàn gắn vết thương chiến tranh,mà còn tạo cơ hội mở cửa cho quan hệ hợp tác tốt đẹp trong tương lai.

PV: Thưa ông, trong cuộc đối thoại lần này lực lượng Cảnh sátbiển Việt Nam và lực lượng phòng vệ biển Mỹ đã ký biên bản làm việc.Xin ông cho biết nội dung chính cũng như ý nghĩa của chương trình hợp tácnày?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Trước hết, quan hệquốc tế của cảnh sát biển Việt Nam đã có từ lâu, cả song phương và đa phương. Ngay từ khi mới thànhlập, cảnh sát biển Việt Nam có quan hệ với các nước trong đó có Mỹ.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia vào các tổ chức đa phương, cảnhsát biển của châu Á-Thái Bình Dương, cảnh sát biển Đông Nam Á, cảnh sát biển các khu vực trên thếgiới.

Lần này, hai bên đã nêu ra những nội dung cụ thể, một khung hợp tácnhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thực thi pháp luật trên biển.

Tôi có cảm giác là cơ quan bảo vệ bờ biển Mỹ rất hào hứng với sựhợp tác của cảnh sát biển Việt Nam, vì vùng biển Việt Nam chính là vùng biển quốc tế và lượng hànghóa của Mỹ qua lại rất lớn.

Nếu vùng biển ấy hòa bình, ổn định, đảm bảo được an ninh an toànhàng hải thì Mỹ có lợi cho nên họ rất nhiệt tình trong việc hợp tác với Việt Nam.

Và chúng ta cũng có mục đích như vậy, đó là làm sao bảo vệ được bờbiển của mình và phải bảo đảm rằng bờ biển Việt Nam, vùng thềm lục địa Việt Nam có an ninh, an toànhàng hải và vùng biển hòa bình./.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Nhật Quỳnh/VOV-Washington

Nguồn VOV News


Sự kiện