Viện kiểm sát bác toàn bộ kiến nghị của luật sư
Theo đó, VKS đã bác toàn bộ kiến nghị của luật sư yêu cầu VietinBank trả tiền cho15 nguyên đơn dân sự, bị hại của vụ án.
Không nhận được đối đáp
Một trong những điều mong mỏi của các luật sư trong phần đối đáp, đó là việc Ngânhàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đưa ra bằng chứng cho rằng tài khoản của các nhân viên ACB vẫncòn tiền chứng tỏ việc luật sư của VietinBank khẳng định ngân hàng này không huy động vốn và 718 tỉđồng đã bị chiếm đoạt hết là không chính xác. "Việc chúng tôi đưa ra bằng chứng mới và đề nghị VKSđối đáp lại với nội dung này nhằm mục đích sáng tỏ hơn vấn đề trách nhiệm của VietinBank khiVietinBank khẳng định những khoản tiền này vẫn chưa vào đến hệ thống của VietinBank thì đã bị chiếmđoạt. Tuy nhiên, chúng tôi không nhận được đối đáp của VKS" - luật sư Lưu Văn Tám, bảo vệ quyền lợicho ACB, cho biết.
Chính bởi vấn đề không được đối đáp với VietinBank nên nhiều tình tiết không đượclàm rõ, các tình tiết mới không được đề cập, luật sư Tám cùng bốn luật sư khác là Trần Đức Hùng,Trần Anh Thi, Trương Thanh Đức, Phạm Danh Tín cùng ký đơn đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) cho đượctiếp tục thẩm vấn để làm rõ thêm một số nội dung là tình tiết mới nhưng không được HĐXX chấp thuận.Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, chủ tọa phiên tòa, cho rằng đây không phải lần đầu tiên các luật sư cókiến nghị với nội dung tương tự, nhưng quan điểm của HĐXX là trong quá trình tranh tụng, nếu phátsinh vấn đề cần xét hỏi thì tiếp tục với phần xét hỏi, các luật sư không nên quá sốt ruột.
Tham lãi suất cao mà bị lừa
Trước đó, bắt đầu vào phần tranh tụng, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đãbác gần như toàn bộ mọi kiến nghị của các luật sư liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của các nguyên đơn dân sự và bị hại.
Đại diện VKS cũng khẳng định bởi phiên tòa có nhiều ý kiến trái ngược, VKS đã lắngnghe toàn bộ kiến nghị, bào chữa của các luật sư. Tuy nhiên, về phần kiến nghị của các luật sư liênquan đến trách nhiệm hoàn trả tiền cho các nguyên đơn dân sự và bị hại thì VKS cho rằng VietinBankđã có hàng ngàn giao dịch được thực hiện trong thời gian qua nhưng tại sao chỉ có 15 cá nhân, doanhnghiệp, ngân hàng bị chiếm đoạt tài sản? Và câu trả lời của VKS cũng chính là bởi các cá nhân,doanh nghiệp, ngân hàng này tham lãi suất cao mà bị lừa.
Tương tự, VKS cũng đã trả lời khi tranh luận với ý kiến của luật sư Trương ThanhĐức (bảo vệ quyền lợi cho Navibank) với ý kiến cho rằng "pháp luật bảo hộ việc ký hợp đồng giaodịch dân sự ở bất cứ nơi đâu nếu cả hai bên cùng "ngay tình", nhưng pháp luật không bảo vệ nhữnghành vi giao dịch dùng hành vi gian dối này để che đậy cho hành vi gian dối khác". VKS khẳng địnhlại một lần nữa quan điểm của mình khi Navibank đã ký hợp đồng vượt trần lãi suất của Nhà nước làsai phạm dẫn đến mất mát: "Cho đến thời điểm này chưa có một khách hàng nào đến VietinBank giaodịch gửi tiền tiết kiệm theo đúng quy trình mà bị mất tiền".
Liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của ACB, trước đó luật sư Lưu Văn Tám đã đưara tám điểm tranh luận nhằm yêu cầu HĐXX buộc VietinBank phải trả 718 tỉ đồng cho ACB, tuy nhiênVKS nói ngay tại phiên tòa, bị cáo Huyền Như cũng khẳng định đơn vị mà Như nhắm đến để lừa đảo,chiếm đoạt tiền là ACB, và những hợp đồng được coi là thật với ACB thì lại là giả với VietinBankbởi VietinBank không đưa ra mức lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước.
VKS cũng xác định ACB đã "tham lãi" nên đã đi theo con đường của Huyền Như vạch ravà phó thác toàn bộ cho Như tự ý định đoạt số tiền của các nhân viên ACB, điều này đồng nghĩa vớiviệc ACB đã mất quyền kiểm soát với số tiền của mình.
Ngoài việc bác bỏ toàn bộ quan điểm bào chữa cho các bị cáo, VKS cũng bác bỏ toànbộ quan điểm của các luật sư kiến nghị VietinBank phải có trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại đối vớicác nguyên đơn dân sự và bị hại trong vụ án hay xác định lại tư cách tố tụng của VietinBank.
Hôm nay 21-1, phiên tòa tiếp tục với phần tranh tụng.
HOÀNG ĐIỆP
VietinBank "trao" bằng chứng mới cho ACB ra sao? Liên quan đến bằng chứng được ACB đưa ra trước tòa ngày 17-1 về việc một trong số19 nhân viên ACB được ủy thác gửi tiền hưởng lãi suất cao tại VietinBank (theo cáo trạng), đến ngày8-1 vẫn nhận được thông báo số dư của VietinBank, PV Tuổi Trẻ đã tìm hiểu thêm. Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trong 19 người được ACB ủy thác gửi tiền tạiVietinBank chỉ có một người nhận được thông báo số dư tài khoản từ VietinBank chi nhánh TP.HCM làông Phạm Công Hoàng. Thông báo của VietinBank được ACB xem là bằng chứng mới. Thông báo này được gửi về địa chỉ theo đăng ký của ông Hoàng là ấp 6, Xuân ThớiThượng, Hóc Môn, TP.HCM vào ngày 8-1. Bảng thông báo ngân hàng gửi ông Hoàng rất ngắn gọn, nội dunglà "xin thông báo số dư tài khoản đến hết ngày 31-12-2013. Kèm theo đó là số tài khoản và số dưbằng chữ và bằng số, với số tiền là chín trăm năm mươi triệu một trăm bảy mươi ngàn tám trăm bốnmươi đồng". Tại bản thông báo này, VietinBank cũng đề nghị khách hàng xác nhận và gửi lại ngân hàngtrước ngày 15-1. Nếu cần đối chiếu chi tiết hoặc giải thích vấn đề cần thiết xin mời đến trụ sở chinhánh làm việc. Quá thời gian nêu trên nếu ngân hàng không nhận được trả lời thì xem như số dư trênlà chính xác. Trên bảng thông báo có chữ ký của phó giám đốc VietinBank chi nhánh TP.HCM Nguyễn ThịNgân. Theo ông Lê Thanh Hải - trưởng phòng pháp chế và tuân thủ ACB, tất cả 19 cá nhânđược ACB ủy thác gửi tiền vào VietinBank đều đăng ký địa chỉ nhà riêng chứ không đăng ký địa chỉngân hàng. Tuy nhiên, lý do vì sao chỉ có ông Phạm Công Hoàng nhận được thông báo trên thì đến naychưa rõ. Nhưng ông Hải phỏng đoán có thể do xác suất lựa chọn ngẫu nhiên. "Thông thường ngân hàngcuối năm sẽ có kiểm toán độc lập và đơn vị này thường chọn ngẫu nhiên khách hàng, sau đó yêu cầungân hàng gửi thư yêu cầu khách hàng xác nhận số dư xem có khớp với số liệu của ngân hàng haykhông. Có thể VietinBank cũng tương tự như thế và trong số khách hàng được chọn có ông Phạm CôngHoàng, còn 18 người còn lại không được chọn" - ông Hải nói. "Từ bản sao kê được gửi đến cho ông Phạm Công Hoàng chứng tỏ rằng tiền đã vào hệthống một cách rõ ràng, thậm chí còn chứng tỏ thêm hợp đồng này là hợp đồng ký kết giữa các cá nhânđược ACB ủy thác gửi tiền với VietinBank chứ không phải với cá nhân Huyền Như, vì nếu ký hợp đồngvới Huyền Như thì đến nay Huyền Như đã bị bắt và hợp đồng không còn giá trị. Tuy nhiên ở đây hợpđồng vẫn đang được thực hiện nên VietinBank mới gửi thông báo yêu cầu ông Phạm Công Hoàng xác nhậnsố dư" - ông Hải nói. Đại diện ACB vẫn khẳng định về mặt pháp lý, ACB không có bất kỳ giao dịch nào vớiHuyền Như mà ACB chỉ giao dịch với VietinBank và hợp đồng này đến nay vẫn đang được thực hiện, bằngchứng là ngân hàng vẫn đang thông báo số dư cho khách hàng. "Với thư thông báo của VietinBank xemnhư ACB có thêm một bằng chứng nữa khẳng định cho tất cả lập luận của ACB từ trước đến nay và làmột tình tiết mới. Còn nếu không có văn bản này thì tất cả văn bản trước đây vẫn khẳng định đượcACB giao dịch với VietinBank chứ không giao dịch với Huyền Như" - đại diện ACB nói và cho biếtchứng cứ này cũng được đại diện ACB nêu ra tại tòa nhưng đại diện VietinBank chưa trả lời. Đại diện ACB cũng cho biết trước đây khi Huyền Như bị bắt, 19 cá nhân được ACB ủythác gửi tiền lập tức đến VietinBank thực hiện sao kê tài khoản. Tuy nhiên khi mới thực hiện sao kêtài khoản của 18 người thì VietinBank không cho sao kê nữa với lý do liên quan đến một vụ án đangđiều tra nên muốn thì phải liên hệ cơ quan điều tra. Một người chưa lấy được sao kê là Phạm ViệtHưng. Trong 18 sao kê mà các cá nhân đã lấy được đều thể hiện giao dịch đến thời điểm cuối tháng 9hoặc cuối tháng 10-2011. Đại diện ACB cũng cho biết có nhiều tài khoản sau khi Huyền Như bị bắtVietinBank mới trích thu nợ trên cơ sở hợp đồng thế chấp giả. Phần đó vì ACB không thể xin sao kêđến thời điểm hiện nay nên ngân hàng không nắm được nhưng về phía VietinBank chắc chắn sẽ phải cósao kê. ÁNH HỒNG |
Nguồn Tuổi trẻ