Thứ Sáu | 08/11/2013 11:18

Vicem: Gồng mình duy trì lợi nhuận

Năm 2013 nhiều khả năng, xuất khẩu của toàn ngành xi măng sẽ chạm ngưỡng 10 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến nay.

Sản xuất xi măng tại nhà máyVicem

Theo nhận định của Hiệp hội xi măng, nhìn một cách tổng quan, những DN tiêu thụ tốt vẫn chỉ là cácthương hiệu quen thuộc, như Vicem Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hải Phòng, Hà Tiên, Bút Sơn, Tam Điêp, NghiSơn, Chinfon…, trong khi rất nhiều đơn vị khác vẫn gặp nhiều khó khăn không dễ tháo gỡ trong thờigian trước mắt.

Hướng đến duy trì lợi nhuận dương

Tuy nhiên, những con số chung chưa phản ánh đúng hoạt động của toàn ngành. Báo cáo về tình hình sảnxuất, kinh doanh của các DN xi măng 10 tháng năm 2013 cho thấy, việc phát triển ổn định, bền vững,duy trì lợi nhuận dương vẫn là mục tiêu hướng đến không dễ gì đạt được đối với phần lớn DN ngành ximăng.

Ông Lương Quang Khải - Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết: Sản lượng tiêu thụ xi măng tháng 10/2013 của toàn xã hội tăng 6,8% so với tháng 9/2013.Trong đó Vicem tăng cao nhất 14,3%, và so với cùng kỳ 2012 tăng 4,1%. Tuy nhiên, thị phần tiêu thụxi măng của Vicem 10 tháng năm 2013 tăng 1,93% so với cùng kỳ năm 2012 tương đương mức tăng nhu cầutiêu dùng xi măng toàn xã hội. Thị phần của khối liên doanh và thành phần khác đều giảm.

Theo con số báo cáo của các đơn vị thành viên Vicem, nếu chỉ tính riêng tiêu thụ tháng 10/2013, cácđơn vị Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Thạch, Hải Phòng, Tam điệp và Hải Vân có mức tăng trưởng trên 10% sovới cùng kỳ năm 2012. Riêng Hoàng Mai còn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012.

Tính đến ngày 31/10/2013, tổng sản phẩm tồn kho của Vicem là 1,32 triệu tấn, trong đó có 1,01 triệutấn clinker. Mặc dù hàng tồn kho giảm, song khó khăn bao trùm lên các DN thành viên từ nay đến hếtnăm vẫn là tìm đầu ra cho sản phẩm. Ngay cả với nhiều DN tiêu thụ sản phẩm tốt, nhưng sau khi trừcác chi phí, thì lợi nhuận còn lại… chẳng đáng là bao. Cụ thể như trường hợp Cty cổ phần Xi Măng HàTiên 1, một trong những doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn, thương hiệu được ưa chuộng tại thịtrường các tỉnh phía Nam và kinh doanh tốt, nhưng vẫn đang bị áp lực nặng bởi nợ nần, chi phí cao,nên lợi nhuận rất ít. Có thể nhận định rằng, chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng... sẽtiếp tục tạo sức ép lớn lên các Cty xi măng trong những tháng còn lại của năm.

Chủ động thực hiện quyết liệt các giải pháp

Theo nhiều chuyên gia, tình trạng cung vượt cầu xi măng sẽ kéo dài vài năm nữa, ít nhất là đến hếtnăm 2015.

Trước tình hình đó Vicem đã xây dựng chiến lược kinh doanh, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệtcác giải pháp về thị trường đẩy mạnh tiêu thụ, giữ thị phần, ổn định sản xuất. Phát huy tối đa nănglực thiết bị, đặc biệt là lò nung và máy nghiền xi măng, bố trí lịch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bịhợp lý, rút ngắn thời gian sửa chữa sớm đưa các thiết bị vào hoạt động phục vụ sản xuất. Đồng thờitriển khai áp dụng nhiều đề tài nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: nâng cao chấtlượng clinker, tăng năng suất lò nung, tăng tỷ lệ pha phụ gia, giảm định mức tiêu hao vật tư, duytrì ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho ra lò sản phẩm xi măng chất lượng ổn định, độ dưmác cao.

Để đạt được mục tiêu ngân sách năm 2013, các đơn vị cần tiếp tục rà soát, giảm tối đa các chi phísản xuất, quản lý, chi phí bán hàng, thực hành tiết kiệm, phát huy sáng kiến hợp lý hóa sản xuất,ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật... nhằm giảm định mức, đặc biệt là các định mức về năng lượng,nhiên liệu… giảm mạnh giá thành sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Theo nhiều chuyên gia, tình trạng cung vượt cầu xi măng sẽ kéo dài vài năm nữa, ít nhất là đến hếtnăm 2015. Dự kiến, năm nay, nhu cầu xi măng khoảng 45,6 - 47 triệu tấn so với nguồn cung khoảng 73triệu tấn. Do đó, thị trường xi măng trong nước năm 2013 sẽ tiếp tục cạnh tranh khốc liệt. Vì vậynăm 2013 đòi hỏi tập thể CBCNV của toàn VICEM phải hết sức năng động, sáng tạo và phấn đấu mới cókhả năng hoàn thành kế hoạch năm 2013.

Nguồn Diễn đàn doanh nghiệp


Sự kiện