Vì sao "vua tôm" Minh Phú chạy khỏi sàn?
Trên trang nhất báo cáo thường niên năm 2012 của CTCP Thuỷ sản Minh Phú ( MPC), khẩu hiệu "tầmnhìn" được in rất đẹp: "Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trong vòng năm tới và trở thành công ty chế biến xuất khẩu tôm lớn nhấtthế giới".
Vậy mà, trong tài liệu gửi cổ đông chuẩn bị cho đại hội cổ đông thường niên vào giữatháng 5 này, Minh Phú đưa kế hoạch rút niêm yết. Doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam màrời sàn? Chuyện gì đang ẩn náu đằng sau dự định từ bỏ thị trường chứng khoán của "vua tôm"?
Năm 2007 khi lên sàn, ông Lê Văn Quang là chủ tịch HĐQT Minh Phú hồ hởi: "Niêmyết xong chúng tôi sẽ huy động vốn và đầu tư nhà máy mới".
Gần 6 năm sau gặp lại tại văn phòng Minh Phú ở TPHCM, ôngQuang buông một câu:"Con tôm vừa trải qua cơn khủng hoảng kép. Còn công ty huỷ niêm yết là để tháogỡ "vòng kim cô" phát hành". Chuyện nghe như đùa.
Con tôm trong cơn lốc khủng hoảng kép
Năm 2011, tôm thu hoạch thuận lợi. Như thường lệ, các nhà nhập khẩu và phânphối đợi đến tháng 6-7-8 tức vào vụ tôm mới mua để được giá rẻ. Tuy nhiên, qua tháng 9 rồi tháng 10năm đó, giá tôm vẫn không giảm, nó cứ lên hoài. Cuối tháng 10, sang tháng 11, các nhà nhập khẩu ồạt mua hàng nhằm đảm bảo nguồn cung cho dịp giáng sinh và năm mới. Giá tôm rối loạn.
Đầu năm 2012, dịch bệnh EMS trầmtrọng, tôm chết hàng loạt ở Việt Nam, Indonesia. Vừa quan đợt giá tôm nhảy nhót, lại thêm dịchbệnh, suy nghĩ của giới nhập khẩu sẽ là giá không thể xuống được. Rút kinh nghiệm, ngay từ tháng3-4, họ đã ký hợp đồng mua cho cả năm. Không ngờ tháng 6 năm 2012, khủng hoảng nợ công châu Âu bùngphát. Châu Âu giảm nhập tôm và có tháng gần như không mua. Trong khi ấy, Ấn Độ và Bangladesh đượcmùa tôm. Đồng rupee của Ấn Độ cùng lúc mất giá 7%, khiến các nhà xuất khẩu nước này được lợi. Doanhnghiệp Ấn Độ hạ giá bán. Họ giảm 10-15% đến 20-30% vẫn không bán được. Từ 14,5 USD/pound, giátôm Ấn Độ mau chóng rơi xuống 6,7 USD/pound.
Một mặt bằng mới của giá tôm thế giới định hình, các khách hàng đã ký hợp đồngvới Minh Phú và các doanh nghiệp tôm Việt Nam trì hoãn không nhận hàng, đề nghị giảm giá. Ông Quangkể: "Một khách hàng là nhà nhập khẩu trung gian nói nếu nhận hàng họ lên đường (phá sản) ngay. Cácđối tác lớn cũng không chịu mở L/C. Một số công ty nhập khẩu tuyên bố phá sản để khỏi phải thựchiện các hợp đồng đã ký. GreenFoods, nhà phân phối tôm lớn nhất Nhật Bản đóng cửa một tuần sau khigiá tôm ở đáy. Chúng tôi không bán tôm cho GreenFoods nhưng bán cho Mitsui, Marubeni và một số đơnvị khác. Những đối tác này nhập tôm cho GreenFoods".
Khi người mua đề nghị đàm phán, chia sẻ khó khăn, Minh Phú không thể khôngđồng ý. Công ty phải thay bao bì sản phẩm và chuẩn bị cho thị trường châu Âu và Nhật, tìm người muakhác và tất nhiên bán với giá thấp hơn giá hợp đồng cũ. Hậu quả là lợi nhuận giảm sút. Năm ngoáiMinh Phú thiệt hại gần 100 tỷ đồng do tôm chết. Mảng chế biến vẫn còn lời được 100 tỷ đồng nhưngkiểm toán yêu cầu trích lập dự phòng tài chính, hàng tồn kho. Cuối cùng, lợi nhuận sau thuế năm2012 vỏn vẹn 16 tỷ đồng so với 284 tỷ đồng của năm 2011 và 315 tỷ đồng của năm 2010.
Tôm và chiến tranh tiền tệ
Nhật Bản và Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu thứ hai và thứ ba của Minh Phú. Từquý 4 năm trước, Nhật Bản bơm tiền kích thích kinh tế, đồng yên bị mất giá 20% so với USD. Đồng won HànQuốc cũng giảm giá dù tốc độ không bằng. Người Nhật mua tôm Việt Nam bằng USD, bán trong nướcbằng đồng Yên, nên Yên nếu yếu đi chừng nào nghĩa là tôm đắt lên chừng đó. Chưa kể giá tôm thế giớihiện đã tăng 20% so với năm ngoái, tức giá tôm ở Nhật tăng 40%. Người tiêu dùng Nhật không chịuđược mức tăng này và các nhà phân phối cũng không dám nâng giá bán cao tương ứng.
Lần này các nhà nhập khẩu Nhật Bản mời Minh Phú sang tham quan tại chỗ và đàm phánđòi hạ giá mua. Ông Quang giọng bần thần: "Họ khó khăn, không lẽ mình bắt bí. Đành phải thống nhấthọ tăng giá bán trong nước 10-15%, phần giá tăng còn lại mỗi bên chịu một nửa". Sản lượng xuất củaMinh Phú vào Nhật và Hàn Quốc năm qua tăng, nhưng lợi nhuận thấp. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩucả năm của công ty đạt 369,4 triệu USD trong đó thị trường Mỹ, Canada chiếm 39,5%, Nhật 24,5%, HànQuốc 17,1% và Châu Âu 9%.
Chạy khỏi sàn
Bầm dập với giá cả lên xuống và bệnh dịch tôm, Minh Phú cần tiền để chống chọivới khó khăn. Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến Hậu Giang đã ngốn của công ty một đống tiền.Thêm nữa, hàng tồn kho là 2.301 tỷ đồng, chỉ giảm chút ít so với cùng kỳ 2011. Dư nợ ngắn hạn củacông ty tăng mạnh lên 3.449 tỷ đồng cộng thêm nợ dài hạn 828 tỷ đồng. Mặc dù Minh Phú nỗ lực cắtgiảm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay 413 tỷ đồng đã ngốn hết lợi nhuận của côngty.
"Các khoản vay dài hạn và khoản phát hành trái phiếu ghi sổ 700 tỷ đồng vớilãi suất 14-19%/năm để đầu tư nhà máy Hậu Giang và các vùng nuôi tôm chưa đem lại thu nhập đáng kể,là nguyên nhân chính làm tăng chi phí tài chính, giảm lợi nhuận của công ty"-theo BCTN.
Minh Phú hiện có 4 nhà máy chế biến, công suất tối đa 70.000 tấn/năm nhưnghiện tại chỉ chạy ở mức 36.000 tấn/năm. Ông Quang cho biết nhà máy Hậu Giang còn phải đào tạo côngnhân. Ở đây bắt đầu có dấu hiệu của sự đầu tư nhanh và có thể quá rộng trong khi đầu ra cho sảnphẩm tiêu thụ chưa theo kịp và nguồn lực bị lãng phí khi công suất không thể phát huy hết vì thiếunhân công.
Năm ngoái, Minh Phú đã từng tiến hành các bước để phát hành 30 triệu cổ phiếucho đối tác nước ngoài nhưng không thành công. "Lúc đầu có 15 tổ chức ngoại tham gia đấu thầu,chúng tôi chọn ra bốn, sau đó chọn ra một. Có nhà đầu tư Nhật trả giá 59.000 đồng/CP nhưng chúngtôi chọn tập đoàn Charoen Pokpand Foods (CP Foods-Thái Lan) cho dù họ trả giá 50.000 đồng. CP Foodslà công ty hàng đầu thế giới về tôm giống và nuôi trồng, họ có chế biến tôm nhưng chỉ đứng ở hàngthứ 10-11"-ông Quang nói.
Rắc rối phát sinh từ đây. Giá cổ phiếu MPC trên HSX 3 năm qua dao động xungquanh 25.000 đến 30.000 đồng/CP, cao hơn khá nhiều so với các cổ phiếu ngành thuỷ sản nhưng chỉbằng hơn phân nửa giá chào mua của CP Foods. Theo quy định công ty không thể phát hành với giá caocách biệt như vậy. Giá phát hành thường là thị giá công biên độ 5% (trước đây) và 7% (hiện nay).Minh Phú, theo lời ông Quang, tính đủ cách nhưng không có cách nào vượt được rào cản quy định. Côngty có thể chủ động đẩy giá do lượng cổ phiếu trôi nổi bên ngoài tương đối thấp (ông Quang và nhữngngười có liên quan nắm giữ 55%, 3 tổ chức khác sở hữu 22,1% nhưng "như thế là vi phạm luật nênchúng tôi không làm".
"Niêm yết là để huy động vốn. Song với Minh Phú niêm yết trở thành vòng kimcô, làm công ty không phát hành được. Hoặc chúng tôi phát hành giá 30.000 đồng/CP để thu về 900 tỷđồng, ném qua cửa sổ 600 tỷ đồng hoặc huỷ niêm yết để phát hành được 1.500 tỷ đồng. Chúng tôi chẳngcòn cách nào khác là xin huỷ niêm yết".
Công bằng mà nói, với vị thế "vua tôm" và kim ngạch xuất khẩu năm nay dự kiến465 triệu USD, cổ phiếu MPC khá hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Minh Phú hiện chiếm thịphần 3,01% thị trường tôm Nhật Bản tính về số lượng và 3,56% tính về giá trị, đồng thời chiếm thị phần1,95% thị trường tôm Mỹ về lượng và 2,7% về giá trị. Nếu bán cổ phần cho đối tác Nhật, công ty sẽcó thêm lợi thế để mở rộng thị phần tại đây.
Mặt khác việc thu được một khoản thặng dư lớn sẽ giúp công ty trả hết nợ dàihạn và một phần nợ ngắn hạn. Đến cuối năm 2012, Minh Phú có khoản tiền và tương đương tiền 1.300 tỷđồng. Khoản tiền này được gửi ngắn hạn ở ngân hàng chủ yếu dưới 3 tháng trong khi các khoản vayngắn hạn đều là vay ngoại tệ, lãi suất thấp.
Trong trường hợp được cổ đông chấp thuận, Minh Phú sẽ mất thời gian hoàn tấtthủ tục huỷ niêm yết sau đó tái cấu trúc doanh nghiệp và có thể phát hành cho đối tác ngoại vào nămsau. "Chúng tôi đã vuột mất cơ hội một lần. Các khách hàng và đối tác cũng không quan tâm đến việccông ty niêm yết. Họ nói trả giá 50-60.000 đồng/CP trong khi giá trên sàn bằng một nửa thì họ phảihạch toán lỗ ngay. Trước mắt Minh Phú cần huy động vốn đã, sau này nếu cần thiết thì chúng tôi niêmyết lại."
Niêm yết, hoá ra không phải lúc nào cũng là kênh huy động vốn cho doanhnghiệp.
Theo Hải Lý
Nguồn TBKTSG