Thứ Hai | 06/05/2013 08:19
Vì sao Vietcombank giảm mạnh lãi suất huy động và cho vay?
Lãnh đạo Vietcombank cũng cho rằng, với các chỉ số kinh tế vĩ mô hiện nay thì vẫn còn dư địa để NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất huy động.
Từ ngày 6/5, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng về mức 6%/năm, thấp hơn mức trần quy định của NHNN mức kỷ lục là 1,5%/năm. Các kỳ hạn khác cũng được điều chỉnh giảmtừ 0,5 - 1%.
Lãi suất cho vay cũng được Vietcombank tiếp tục giảm mạnh, theo đó lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường hiện chỉ còn khoảng 10,5%/năm, đặc biệt lãi suất cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp thấp nhất cũng chỉ còn khoảng 11,6%/năm.
Theo ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng Giám đốc Vietcombank, việc ngân hàng này chủ động giảm lãi suất huy động căn cứ trên 3 lý do chính.
Thứ nhất, mặc dù lãi suất huy động trong thời gian qua liên tục giảm, nhưng nguồn vốn huy động của Vietcombank vẫn tăng trưởng khá. Một yếu tố nữa là thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định và vẫn được duy trì tốt trong thời gian khá dài, trong khi đó tín dụng vẫn hết sức trì trệ.
Thứ hai, khó khăn lớn nhất của các ngân hàng hiện nay là doanh số giải ngân cũng như chất lượng tín dụng quá thấp. Tuy nhiên thực tế khó khăn nằm ở chỗ không phải ngân hàng không muốn cho vay mà do rủi ro quá lớn khi chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay quá thấp.
Để cải thiện vấn đề này, hạ lãi suất huy động sẽ giúp kích thích các thành phần kinh tế và người dân tiêu dùng nhiều hơn, qua đó giải quyết vấn đề hàng tồn kho, góp phần cải thiện kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp; đồng thời lãi suất huy động giảm là trực tiếp góp phần giảm chi phí huy động, tạo tiền đề để ngân hàng giảm lãi suất cho vay, khơi thông nguồn vốn từ ngân hàng đến doanh nghiệp.
Cuối cùng, theo quan điểm cá nhân ông cho rằng, cần có ngân hàng đi tiên phong trong việc giảm lãi suất để tạo yếu tố cạnh tranh và định hướng. Việc Vietcombank chủ động giảm lãi suất không chỉ xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của ngân hàng mà còn nhằm thực hiện định hướng chỉ đạo của của Chính phủ và NHNN về việc giảm lãi suất, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ hơn xuyên suốt trong thời gian qua.
Ông Thanh cũng cho rằng, với các chỉ số kinh tế vĩ mô hiện nay như lạm phát vẫn đang được kiểm soát ở mức 6 - 7%; CPI 4 tháng đầu năm chỉ tăng 2,40% so với cuối năm 2012 - là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 4 năm trở lại đây, vẫn còn dư địa để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm trần lãi suất huy động.
Và để tiếp tục định hướng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay, theo ông Nguyễn Phước Thanh, trần lãi suất huy động dưới 1 tháng cũng cần được xem xét giảm để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hạ chi phí vốn, qua đó có cơ sở tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay cũng được Vietcombank tiếp tục giảm mạnh, theo đó lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường hiện chỉ còn khoảng 10,5%/năm, đặc biệt lãi suất cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp thấp nhất cũng chỉ còn khoảng 11,6%/năm.
Theo ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng Giám đốc Vietcombank, việc ngân hàng này chủ động giảm lãi suất huy động căn cứ trên 3 lý do chính.
Thứ nhất, mặc dù lãi suất huy động trong thời gian qua liên tục giảm, nhưng nguồn vốn huy động của Vietcombank vẫn tăng trưởng khá. Một yếu tố nữa là thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định và vẫn được duy trì tốt trong thời gian khá dài, trong khi đó tín dụng vẫn hết sức trì trệ.
Thứ hai, khó khăn lớn nhất của các ngân hàng hiện nay là doanh số giải ngân cũng như chất lượng tín dụng quá thấp. Tuy nhiên thực tế khó khăn nằm ở chỗ không phải ngân hàng không muốn cho vay mà do rủi ro quá lớn khi chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay quá thấp.
Để cải thiện vấn đề này, hạ lãi suất huy động sẽ giúp kích thích các thành phần kinh tế và người dân tiêu dùng nhiều hơn, qua đó giải quyết vấn đề hàng tồn kho, góp phần cải thiện kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp; đồng thời lãi suất huy động giảm là trực tiếp góp phần giảm chi phí huy động, tạo tiền đề để ngân hàng giảm lãi suất cho vay, khơi thông nguồn vốn từ ngân hàng đến doanh nghiệp.
Cuối cùng, theo quan điểm cá nhân ông cho rằng, cần có ngân hàng đi tiên phong trong việc giảm lãi suất để tạo yếu tố cạnh tranh và định hướng. Việc Vietcombank chủ động giảm lãi suất không chỉ xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của ngân hàng mà còn nhằm thực hiện định hướng chỉ đạo của của Chính phủ và NHNN về việc giảm lãi suất, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ hơn xuyên suốt trong thời gian qua.
Ông Thanh cũng cho rằng, với các chỉ số kinh tế vĩ mô hiện nay như lạm phát vẫn đang được kiểm soát ở mức 6 - 7%; CPI 4 tháng đầu năm chỉ tăng 2,40% so với cuối năm 2012 - là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 4 năm trở lại đây, vẫn còn dư địa để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm trần lãi suất huy động.
Và để tiếp tục định hướng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay, theo ông Nguyễn Phước Thanh, trần lãi suất huy động dưới 1 tháng cũng cần được xem xét giảm để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hạ chi phí vốn, qua đó có cơ sở tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay.
Nguồn Dân Việt