Vì sao ngư dân chưa vay vốn 67 đóng tàu?
Mẫu thiết kế sẵn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngư dân
Theo quy định thì để có thể được cấp tín dụng đóng tàu theo Nghị định 67 thì ngư dân phải chọn 1 trong 21 mẫu thiết kế của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chấp nhận đại diện cho các vùng biển trên cả nước.
Tuy nhiên, do kinh nghiệm của từng chủ tàu ở từng ngư trường mà ngư dân muốn đóng tàu phù hợp với ngư trường và kiểu tàu đã quen sử dụng để có thể vận hành tốt.
Do vậy, 21 mẫu thiết kế chỉ là mẫu thôi chứ không thể dùng thiết kế đóng 100% con tàu theo thiết kế này được vì qua thực tế ngư dân lựa chọn mẫu tốt hơn vì họ có kinh nghiệm có thể bổ sung thiết kế để tối đa hóa nhu cầu hoặc kỹ năng sử dụng. Chính vì thế, dù có nhiều mẫu thiết kế hơn cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu của ngư dân.
Thủ tục làm mất nhiều thời gian
Theo Ông Phan Huy Hoàng - phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quãng Ngãi, nguyên nhân của việc chưa giải ngân được là thủ tục phải tuân theo trình tự.
Trình tự cấp tín dụng bắt từ Ủy Ban Nhân Dân tỉnh phê duyệt, đến công ty tư vấn thiết kế, dự toán, sau đó chủ tàu phải liên hệ với công ty để đặt hàng thì ngân hàng mới ký hợp đồng tín dụng cho vay.
Thủ tục đòi hỏi phải kèm theo dự toán của công ty thiết kế, nhưng để in được bản thiết kế từ website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng không hề đơn giản vì mỗi bản thiết kế có từ 80 đến 90 bàn vẽ kèm theo dự toán.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang in ấn mẫu tàu gửi về địa phương để cung cấp cho ngân hàng làm cơ sở cung cấp cho ngân hàng.
Ngư dân vướng tâm lý
Đa số các chủ tàu vướng tâm lý "kiêng" đóng tàu 2 năm âm lịch nên đang chờ qua tết Nguyên đán để làm hợp đồng vay vốn và đóng tàu. Theo ngư dân Nguyễn Sáu, xã Phổ Thạnh, huyện Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) thì do sợ muộn thời gian đóng tàu kéo dài qua hai năm âm lịch nên ông đã ứng 2 tỷ đồng tiền túi làm vốn đối ứng để hoàn tất thủ tục sớm.
Thiếu vốn đối ứng và khó khăn chi phí trong quá trình đóng tàu
Theo quy định của Nghị định 67 thì chủ tàu sẽ phải đáp ứng 30% vố tự có dựa trên giá trị tàu vỏ gỗ và 5% với tàu vỏ thép. Tuy nhiên, để đáp ứng được điều kiện này không phải là điều dễ dàng với các ngư dân đặc biệt tại các tỉnh nghèo ở miền trung.
Theo quy định thì khi nâng cấp phải sữ dụng 100% máy mới nhưng không có quy định bắt buộc phải sử dụng máy mới 100% đối với đóng mới tàu nên ngư dân có xu hướng xử dụng lại máy cũ. Việc này có thể làm cho Nghị định không hiệu quả bởi nhà nước chịu phần lớn lãi suất trong hợp đồng tín dụng đóng mới để ngư dân có thể đóng tàu mới tốt duy trì hoạt động sản xuất lâu dài.
Với tàu vỏ gỗ thì hợp tín dụng có lãi suất 7%/năm trong đó chủ tàu chịu 3%/năm và nhà nước trợ cấp 4%/năm. Với tàu vỏ thép thì ngư dân chỉ phãi chịu 1%/năm và nhà nước trợ
Nguồn DVO/SBV