Ảnh: TL
Vì sao dịch covid-19 cuối cùng sẽ khiến các công ty gia tăng dịch chuyển sản xuất đến Việt Nam?
Khi dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới. Việt Nam nổi lên như một hình mẫu về công cuộc phòng chống đại dịch này. Chính phủ đã và đang đưa những biện pháp hết sức quyết liệt để sớm chấm dứt đại dịch. Và Quỹ đầu tư Vina Capital vừa có một số nhận định về những hệ quả tích cực đối với Việt Nam khi đại dịch qua đi.
Cụ thể, trong những năm gần đây, các công ty đa quốc gia như Samsung, LG và rất nhiều nhà sản xuất Nhật Bản đã đang chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, hoặc đã thành lập các cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam chứ không phải ở Trung Quốc.
Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra, Vina Capital là một trong những người đầu tiên dự đoán rằng cuộc chiến thương mại sẽ xảy ra thúc đẩy sự dịch chuyển của các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và quỹ đầu tư này kỳ vọng sự bùng phát của dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy các công ty cố gắng tái định vị sản xuất ra khỏi Trung Quốc, một phần vì thương chiến sẽ lại nóng lên sau khi tình trạng khẩn cấp y tế vì dịch Covid-19 lắng dịu.
Các công ty như Foxconn và các nhà cung cấp khác của Apple đã cho biết rằng họ có ý định thiết lập sản xuất cơ sở tại Việt Nam. Tuy nhiên, Vina Capital không nghĩ rằng hầu hết các nhà quan sát đã nhận ra mức độ mà các công ty đa quốc gia muốn tham gia vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, theo quỹ này, các nhà sản xuất sẽ không chỉ tiếp tục thiết lập các cơ sở tại Việt Nam, mà còn có nhiều động lực lớn hơn để giúp thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng tại địa phương trong tương lai.
Trước đây, một số công ty đã miễn cưỡng chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam trong quá khứ vì chuỗi cung ứng ở Việt Nam thiếu chiều sâu. Với mức độ nghiêm trọng của những gì thế giới đang trải qua bây giờ, cùng với những lo ngại về cách Trung Quốc đối phó với dịch Covid-19, các công ty FDI sẽ không chỉ có động lực tiếp tục thành lập các nhà máy mới tại Việt Nam mà còn bắt đầu xây dựng tại địa phương, các nhà cung cấp có chuyên môn kỹ thuật và vận hành nhiều hơn để hỗ trợ sản xuất những công ty đa quốc gia tại Việt Nam.
Cuối cùng, một báo cáo nghiên cứu được công bố bởi Fed San Francisco vào tuần trước có tiêu đề “hệ quả kinh tế dài hạn của đại dịch”, Vina Capital nhìn nhận đại dịch lần này có hai ý nghĩa tích cực đối với Việt Nam:
Một là, lạm phát tiền lương có xu hướng gia tăng sau khi đại dịch lắng dịu, điều này sẽ khuyến khích các công ty sản xuất phải di dời các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam và Đông Nam Á, thay vì hồi hương sang Mỹ. VinaCapital kỳ vọng ngành công nghiệp phụ tùng ô tô sẽ di dời khỏi Trung Quốc đến Mexico và cho một tỷ lệ khá lớn của ngành công nghiệp điện tử đa quốc gia di dời từ Trung Quốc đến Ấn Độ và Đông Nam Á.
Hai là, lợi nhuận đầu tư có xu hướng giảm mạnh trong một thập kỷ sau đại dịch (không giống như sau chiến tranh), mà cùng với cái gọi là Nhật Bản hóa nền kinh tế Mỹ sẽ đảm bảo một làn sóng FII đổ vào các thị trường chứng khoán các thị trường cận biên và mới nổi (bao gồm cả Việt Nam) trong nhiều năm tới.
* Có thể bạn cũng quan tâm
► Trung Quốc sắp mất vị thế công xưởng sản xuất hàng đầu thế giới?